Người Việt có lười lao động?
Cập nhật:
Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chính trị, Tin tức, Xã hội
Tác giả:
Nguyen Anh
Năng suất lao động của Việt Nam luôn ở mức thấp và có xu hướng giảm dần. Liệu có phải người Việt lười lao động?
Các chuyên gia nhận định, hơn lúc nào hết, Việt Nam cần đưa ra các chính sách nhằm cải thiện năng suất lao động, như tăng đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn, hỗ trợ chuyển đổi nông nghiệp sang công nghiệp, hỗ trợ sáng kiến cải tiến tại nơi làm việc, đặc biệt ở doanh nghiệp vừa và nhỏ, và thúc đẩy hệ thống giáo dục đào tạo.
Cần đánh giá toàn diện
Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năm 2012, năng suất lao động ở Việt Nam dừng ở mức hơn 6.800 USD, nằm trong nhóm thấp nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năng suất lao động ở các nền kinh tế công nghiệp cao hơn đáng kể. Năng suất của Singapore cao gấp gần 15 lần so với Việt Nam, 11 lần so với Nhật Bản và gần 10 lần so với Hàn Quốc. Ngay cả trong nhóm các nước thu nhập trung bình của ASEAN cũng có sự chênh lệch đáng kể. Ví dụ, năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 so với Malaysia và 2/5 so với Thái Lan.
Một xu hướng đáng chú ý là năng suất lao động của Việt Nam đang giảm. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất của Việt Nam tăng trung bình 5,2%/năm, đạt tốc độ nhanh nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, năng suất hàng năm của VN chỉ tăng ở mức khiêm tốn 3,3%.
Năng suất lao động Việt Nam chỉ hơn Campuchia và Bangladesh trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương
Nhận định về báo cáo năng suất lao động của các nước Châu Á-Thái Bình Dương của ILO, trong đó Việt Nam chỉ xếp thứ 3 theo thứ tự từ thấp lên cao, hơn Bangladesh và Campuchia, nhà nghiên cứu Nguyễn Trần Bạt tỏ vẻ không đồng tình bởi ông cho rằng ILO mới xét năng suất lao động dựa trên sức mua và tăng trưởng GDP.
“Nếu xét trong lĩnh vực nông nghiệp thì rõ ràng năng suất người nông dân Việt Nam tạo ra đâu có thua kém nước nào. Chúng ta đang từ một nước phải nhờ viện trợ lương thực đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đứng nhất, nhì thế giới. Xét về lĩnh vực công nghiệp thì nước ta vẫn là nước đang phát triển, chưa trở thành một nước công nghiệp nên nhìn chung năng suất lao động vẫn thấp là điều dễ hiểu” ông Bạt nói.
Theo ông Bạt, khả năng làm việc và làm việc tốt của người Việt là không thể phủ nhận, “Tôi đã từng tham quan những tập đoàn lớn hay những trường đại học danh tiếng trên thế giới, đều tận mắt chứng kiến người Việt ta được đánh giá cao như thế nào”.
Từ đây, ông Bạt nhận định, để đánh giá chính xác năng suất lao động của một nước cần có cái nhìn toàn diện về thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục của nước đó. “Xét trên tổng thể vẫn là một nước chậm phát triển thì việc duy trì năng suất lao động thấp là điều đương nhiên” ông Bạt nói.
Không thể đổ năng suất thấp cho người lao động
Ông Mai Đức Chính, Phó Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cũng khẳng định nói năng suất lao động Việt Nam thấp không phải chỉ do yếu tố con người quyết định.
“Thực ra yếu tố con người chỉ là một phần, trong đó, phải kể đến vấn sức khỏe và tác phong công nghiệp của người lao động Việt vẫn còn hạn chế. Hôm qua còn là người nông dân, hôm nay đã trở thành công nhân.
Dẫu vậy chúng ta cũng không thể đổ lỗi hết cho người lao động. Tại sao cũng là người lao động Việt khi sang làm việc tại nước ngoài lại thường được chủ sử dụng lao động đánh giá cao hơn? Rõ ràng yếu tố môi trường tác động rất lớn, làm việc ở 2 điều kiện khác nhau sẽ cho ra kết quả năng suất khác nhau …”, ông Chính nói.
Môi trường, điều kiện làm việc ảnh hưởng tới năng suất lao động
Theo ông Mai Đức Chính, có rất nhiều tác nhân ảnh hưởng tới năng suất lao động, trong đó bao gồm môi trường làm việc; yếu tố công nghệ; giáo dục đào tạo tay nghề cho người lao động… Ngoài ra, một yếu tố không thể thiếu đó là việc kích thích từ động lực làm việc. “Hiện nay, thay vì nên trả lương theo hình thức khoán sản phẩm thì hầu hết DN vẫn trả lương theo thời gian, dù anh có làm tốt bao nhiêu cũng như anh làm việc bình thường. DN trả lương không cần biết năng suất bao nhiêu, chỉ cần làm đủ 8 tiếng, chính vì thế mới có câu chuyện chủ sử dụng lao động luôn muốn tận dụng tối đa thời gian làm việc, thậm chí hạn chế cả thời gian đi vệ sinh của công nhân…”.
Kinh nghiệm của Nhật Bản, cho thấy, hiệu quả của chính sách tăng năng suất của công đoàn nước này nằm ở chỗ: lợi nhuận từ kết quả tăng năng suất lao động sẽ được công khai minh bạch, để chia cả cho người lao động… “Tại Việt Nam lại khác, DN lại dùng “quả” tù mù để trốn thuế nhà nước, có lãi ông cũng kêu lỗ, người lao động đâu có biết thành quả người ta làm được ra sao!?”, ông Chính nói.
Từ thực tế trên, ông Mai Đức Chính khẳng định, suy cho cùng vấn đề tăng năng suất thuộc về trách nhiệm quản lý vĩ mô
“Chỉ xét riêng về công tác giáo dục đào tạo, tính tới thời điểm này, nước ta mới chỉ có hơn 30% lao động trải qua đào tạo thì làm sao có thể thực hiện mục tiêu tới năm 2020 sẽ trở thành một nước công nghiệp?”, ông Chính nói.
Tuyết Mai (khampha.vn)
Người dân Việt Nam luôn cần cù, chịu thương chịu khó. Đây là một truyền thống tốt đẹp. Không bao giờ có chuyện người dân Việt Nam chúng ta lười lao động cả.
Trả lờiXóaNgười dân Việt Nam không hề lười lao động, chỉ có điều năng suất lao động không cao thôi. Chúng ta cần khắc phục hạn chế này
Trả lờiXóaKhông hề, nên có câu hỏi liệu có người dân ở quốc gia nào khác chăm chỉ lao động nhú người dân Việt.
Trả lờiXóaCông dân Việt xuất khẩu lao động luôn được các nước sở tại nhận xét là cần cù chăm chỉ và trách nhiệm với công việc.
Trả lờiXóaĐã là công dân Việt Nam, ai ai cũng chăm chỉ lao động!
Trả lờiXóathật là một sai lầm lớn khi đáng giá dân Việt Nam lười lao động
Trả lờiXóangười Việt nức tiếng là cần cù chịu khó và chịu đựng gian khổ. tất nhiên có người này người khác, tuy nhiên không thể nói người Việt lười lao động.
Trả lờiXóanói người việt lười lao động chẳng khác nào nói cả loài người lười lao động.
Trả lờiXóaBạn bích ngọc khá hài hước đó, nhưng quả đúng là sai lầm khi nói người Việt không chăm chỉ
Trả lờiXóatất nhiên không phải người nào cũng chăm, nhưng có một sự thật là tuyệt đại đa số người Việt cần cù và siêng năng!
Trả lờiXóalà người việt, trong quá trình sống va làm việc tôi thấy điều này không đúng. Người Việt rất chăm chỉ.
Trả lờiXóatrong học tập và lao động, người Việt luôn tỏ ra chăm chỉ.
Trả lờiXóacòn có người ở đâu chăm chỉ hơn người Việt. Ai có quan điểm người Việt lười lao động nên suy nghỉ lại.
Trả lờiXóakhó có thể nói không người dân ở quốc gia nào chăm chỉ hơn người Việt, tuy nhiên người Việt chắc chắn là một trong những dân tộc chăm chỉ trên thế giới.
Trả lờiXóavâng, thật quá khó để nới người Việt luwoif lao động, dù là đối với những người hài hước nhất.
Trả lờiXóatừ ngàn đời nay, người dân Việt Nam luôn cần cù lao động, đặc biệt trong thời đại ngày nay người Việt càng chăm chỉ hơn để giúp nước nhà bắt kịp các nước tiên tiến.
Trả lờiXóangười việt nam mà lười sao? người việt nam luôn chăm chỉ cần cù chịu khó và sáng tạo đấy.
Trả lờiXóaNgười Việt Nam chúng ta luôn chịu khó, biết vươn lên trong cuộc sống.Không thể nói năng suất lao động kém hơn không có nghĩa là do con người Việt Nam lười lao động.
Trả lờiXóangười Việt ta cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó vậy mà chúng nói ta lười lao động ư. đúng là lý do để đuổi người lao động của ta mà
Trả lờiXóabản chất của người Việt Nam là cần cù chăm chỉ vậy nên nói người Việt Nam lười lao động là hoàn toàn sai!
Trả lờiXóangười lao động thu nhập quá thấp không đủ ăn đủ chi trả cho cuộc sống! Tại sao người lao động nước ngoài họ lai thu nhập cao như vậy! chúng ta nên xem xet kỹ vấn đề quan trọng này
Trả lờiXóanhà minh gần khu công nghiệp m thây các bạn công nhân đi làm vất vả lắm mà lương thì chẳng ăn thua gì! nhà nước nên có biện pháp!
Trả lờiXóachính sách không thòa đảng, cơ sở vật chất còn hạn chế đó là những nguyên nhân cơ bản đẫn tơi năng suất lao dộng ngày cang giảm. cần phải có biện pháp hợp lý ngay bây giờ
Trả lờiXóaCác công ty tư nhân nước ngoài được phép vào Nước ta xây dựng nhà máy, khu công nghiệp lợi dụng số nhân công Việt Nam trả lương với giá rẻ mạt, tăng ca cả ngày lẫn đêm!
Trả lờiXóaNgay chỉ một ví dụ nhỏ trên đã thấy người Việt Nam từ xưa đến nay luôn hăng say lao động, làm việc quên đi sức khỏe của mình.
Không phải người Việt Nam lười lao động mà là vì lao động của người VIệt Nam được đánh giá thấp so với mặt bằng chung nhưng thực chất chúng ta vẫn rất cần cù và chăm chỉ
Trả lờiXóaThực chất là một phần do năng lực lao động của chúng ta còn hạn chế và chưa có môi trường để phát huy
Trả lờiXóaNgười Việt chăm chỉ, nhưng cách tổ chức lao đồng còn kém. Người Việt yêu lao động
Trả lờiXóangười việt ta từ xưa tới nay luôn có tinh thần cần cù chịu khó trong lao động, không quản ngại mưa nắng vẫn hăng say lao động!
Trả lờiXóaNgười Việt luôn chăm chỉ làm gì có chuyện người Việt lười lao động
Trả lờiXóaCông nhân Việt Nam còn vất vả lắm, lương thấp, cuộc sống bấp bênh. Mấy tay chủ đầu tư nước ngoài thì coi thương nhân phẩm của công nhân.
Trả lờiXóaNgười Việt nam có những ưu điểm và khuyết điểm riêng. Biết tận dụng những thế mạnh, hạn chế những cái yếu thì nhất định sẽ phát huy hết sức mạnh của con người Việt Nam
Trả lờiXóaĐương nhiên nhưng cần cù chịu khó thì người Việt có thừa. Người Việt cũng giỏi nắm bắt kỹ thuật chứ
Trả lờiXóaNgười Việt Nam rất thông minh và giỏi lý thuyết nhưng chúng ta cần nâng cao hiệu quả làm việc theo nhóm, lý thuyết áp dụng vào thực hành tốt có như thế công việc mới đạt hiệu quả
Trả lờiXóalý thuyết và thực hành cách nhau một khoảng cách, Người Việt Nam có tình cần cù và rất thông minh hãy phát huy để công việc đạt hiệu quả cao
Trả lờiXóa