Quảng Cáo 720x90
Searching...

Nhân quyền trong tay kẻ có quyền

Cập nhật: Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2013 Hiện có: 0 bình luận Tag: , , , Tác giả:


Tiềm Long


Nhân quyền là một trong những vấn đề xã hội được tranh luận nhiều nhất trên các diễn đàn khác nhau. Một số quốc gia, trong đó có Mỹ luôn tự cho mình quyền được soi xét, tố cáo các quốc gia khác về tình trạng nhân quyền. Ở đây thôi không nói đến Mỹ đã vi phạm chủ quyền, can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, mà hãy cùng nhìn nhận vấn đề nhân quyền trên thực tế. Hàng năm, Bộ Ngoại giao Mỹ đều cho công bố “Báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới”, trong đó Mỹ lớn tiếng chỉ chích một số quốc gia, như Nga, Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt Nam… nhưng không báo giờ chịu thừa nhận chính Mỹ mới cần phải xem xét về tình trạng
nhân quyền. Hay nói cách khác Mỹ tự cho mình cái quyền soi xét người khác, trừ mình ra. Rõ ràng Mỹ không tôn trọng các quốc gia khác trong việc xử lý các công việc nội bộ, thích can dự để tìm kiếm lợi ích và muốn khẳng định vai trò “chỉ đạo, áp đặt trật tự thế giới”.
Lần ngược lại lịch sử có thể thấy, tình hình nhân quyền ở Mỹ luôn có vấn đề:
- Chế độ nô lệ được chấp nhận ở các bang miền Nam trong suốt 75 năm đầu tiên của nền Cộng hòa Mỹ. Tình trạng phân biệt chủng tộc tại các trường học, các khu công cộng và định kiến xã hội. Cần phải nói đến việc người Mỹ bản xứ (người da đỏ) bị buộc phải di chuyển về miền viễn Tây (người da đỏ bị mất nhà cửa, đất đai, tài sản, gia súc và bị tàn sát dã man).
- Mãi đến nửa đầu thế kỷ 20, phụ nữ mới được quyền bầu cử, được tham gia bồi thẩm đoàn, và có quyền sở hữu tài sản trong vai trò người vợ.

- Martin Luther King (Mục sư Baptist, nhà hoạt động dân quyền người Mỹ gốc Phi, và là người đoạt Giải Nobel Hoà bình năm 1964) từng chỉ trích chính nước Mỹ về tình hình nhân quyền, sau đó đã bị ám sát, đến nay vẫn chưa tìm ra được kẻ chủ mưu (http://vi.wikipedia.org/wiki/ Martin_Luther_King).

- Trong cuộc chiến xâm lược Việt Nam, quân độ Mỹ đã gây ra hàng loạt vụ thảm sát, trong đó điển hình phải kể đến vụ thảm sát ở Mỹ Lai, năm 1968.
- Sau sự kiện 11 tháng 9, Mỹ bị chỉ trích về việc đối xử với những người bị tình nghi khủng bố và một số vụ lạm dụng tù nhân của quân đội Mỹ trong chiến tranh Iraq.
- Trong cuộc chiến tranh ở Iraq và Afghanistan, quân đội Mỹ cũng bị đưa tin là đã gây nhiều tội ác đối với thường dân nước này, nhiều vụ thảm sát thường dân được báo chí đăng tải. Điển hình là vụ ngày 19/11/2005, với 24 người ở Iraq.
- Trong năm 2006, Ủy ban nhân quyền của Liên Hiệp quốc đã có bản phúc trình đề cập tới tình hình nhân quyền ở trong nước Mỹ và khuyến cáo Chính phủ Mỹ bảo đảm quyền lợi của người nghèo và người da đen trong hoạt động cứu trợ thiên tai (như cơn bão Katrina). Theo bản phúc trình thì Mỹ cần "tăng nỗ lực để bảo đảm quyền của người nghèo, đặc biệt người Mỹ gốc Phi, trong các kế hoạch tái thiết về các phương diện như nhà ở, giáo dục và y tế".
- Mỹ đưa ra khái niệm "Hiểm họa hiện hữu" được chấp nhận bởi Tòa án tối cao của Mỹ để xác định những giới hạn của tự do ngôn luận có thể được đặt trên cả Hiến pháp và các Tu chính Hiến pháp sau đó. Hơn 1000 tù nhân đã bị giam giữ không xét xử, kể từ sau vụ khủng bố 11/9/2001.
Đặc biệt trong năm 2010, hàng loạt các thông tin liên quan đến việc vi phạm nhân quyền của Mỹ đã bị rò rỉ và đăng tải trên WikiLeaks cho thấy mức độ nghiêm trọng của việc chính quyền Mỹ trà đạp lên nhân quyền của người dân.

- Thí nghiệm vô nhân đạo trên người tại Mỹ. Đã có rất nhiều vụ thí nghiệm được thực hiện trên người tại Mỹ mà được cho là vô nhân đạo, được tiến hành bất hợp pháp và không có sự đồng thuận và quyền được thông báo trước của người bệnh. Nhiều loại thí nghiệm được thực hiện bằng cách cho bệnh nhân nhiễm các loại bệnh chết người một cách cố ý, hoặc cho họ tiếp xúc với các loại vũ khí hóa học , sinh học, phóng xạ, bức xạ, thí nghiệm giải phẫu, thí nghiệm các dụng cụ tra tấn/thẩm vấn, thí nghiệm các loại thuốc thay đổi trí nhớ, và nhiều hình thức thí nghiệm khác. Nhiều trong số các vụ thí nghiệm này được tiến hành cho trẻ em, người thiểu năng trí tuệ, người nghèo, người thuộc các nhóm cộng đồng thiểu số, và nhất là tù nhân.
- Hàng loạt các vụ nổ, các vụ tấn công, các vụ xả súng gây ra cái chết của nhiều người dân vô tội, khiến mọi người đua nhau đi mua vũ khí để tự bảo vệ khi mà chính quyền Mỹ không thể bảo vệ tính mạng cho họ - quyền được sống, một trong các quyền con người cần được đảm bảo.
Dưới đây là một số hình ảnh về nhân quyền kiểu Mỹ:

                         Ảnh do Ronald L. Haeberle chụp này 16 tháng 3, 1968
                        ngay sau vụ thảm sát My Lai, hầu hết là phụ nữ và trẻ em chết
                         trên đường (http://vi.wikipedia.org/wiki/Thảm_sát_Mỹ_Lai)

                             Tù nhân bị ngược đãi tại Trại giam Vịnh Guantánamo

                     Ảnh một binh sỹ Mỹ đang ngồi lên các tù nhân Iraq
                       tại nhà tù trung tâm tâm Baghdad

Kết luận: Mỹ luôn lớn tiếng chỉ trích các quốc gia khác, nhưng chính người dân Mỹ đang phải gánh chịu tình trạng tội phạm và bạo lực lan tràn, lạm dụng quyền lực của các cảnh sát đặc biệt là trong nhà tù, nghèo đói dẫn đến số vụ tự tử tăng cao, quyền của công nhân Mỹ không được bảo đảm, phụ nữ, trẻ emlà nạn nhân thường xuyên của tình trạng bạo lực, chà đạp lên chủ quyền và nhân quyền của các nước khác… Nói chỉ để mà nghe, chứ sự thật là “nhân quyền trong tay kẻ có quyền” thì còn lâu Mỹ mới chịu sự chỉ trích của các quốc gia khác về tình trạng nhân quyền của Mỹ.


http://tiengnoitre.blogspot.com/2013/02/nhan-quyen-trong-tay-ke-co-quyen.html





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY