Quảng Cáo 720x90
Searching...

NHỮNG CHUYỄN CHỈ CÓ Ở NƯỚC MỸ

Cập nhật: Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013 Hiện có: 0 bình luận Tag: , , Tác giả:



1. Bị bắt giam vì nghỉ học quá qui định
Ở các quốc gia khác như Việt Nam chẳng hạn, nghỉ quá số buổi qui định không thể bị bắt giam, nhà trường sẽ phải xác định nguyên nhân vì sao học sinh nghỉ học, cùng phối hợp với gia đình để giải quyết, cùng lắm em học sinh đó cũng chỉ bị buộc thôi học.
Thế nhưng ở Mỹ, ngày 23/5/2012 nữ sinh Diane Tran, 17 tuổi, học sinh lớp 11, trường cấp ba Willis, gần Houston, bị Thẩm phán Lanny Moriarty phạt giam 24 giờ và yêu cầu cô nộp phạt 100USD. Nguyên nhân cô nữ sinh này bị bắt giam là nghỉ học quá số ngày quy định (Diane Tran đã nghỉ học 18 ngày, trong khi luật pháp bang quy định học sinh chỉ được phép vắng mặt 10 buổi trong 6 tháng).
Điều đáng lên án là ngay ngày hôm sau (24/5) Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố “Báo cáo thường niên về tình hình nhân quyền thế giới năm 2011”, nhận định tình hình nhân quyền ở gần 200 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn cầu (trong đó có Việt Nam).
Diane Tran trong một buổi bình luận nhằm xoa dịu dư luận xã hội 
Việc làm trên đã gây ra sự phẫn nộ trong xã hội. Trước sức ép dư luận, ngày 31/5/2012, Thẩm phán Lanny Moriarty đã ký phán quyết bãi bỏ tội danh cho Tran nhưng mọi sự “đính chính” lúc này không còn ý nghĩa. Đây có thể được coi là một điển hình về nhân quyền ở Mỹ.
2. Dụng cụ tử hình chỉ có ở Mỹ
Ghế điện là một dụng cụ dùng để tử hình, chỉ có ở Mỹ. Dụng cụ này giết chết kẻ tử tù bằng việc cho một dòng điện cực lớn qua người, là một phương pháp thi hành án tử hình có xuất xứ tại Hoa Kỳ, trong đó người bị kết án được buộc vào một chiếc ghế bằng gỗ được thiết kế đặc biệt. Phương pháp được nêu ra và tạo dựng bởi công ty điện Thomas Edison DC. Ngày nay ở tại một số tiểu bang của nước Mỹ vẫn còn dùng hình thức tử hình bằng ghế điện. Tính đến năm 2011, cách tử hình bằng ghế điện được xem là hình thức tuỳ chọn của các tiểu bang: Alabama, Florida, South Carolina Virginia. Virginia.
Ghế điện kiểu cũ 
Ghế điện kiểu mới
3. Tự do báo chí chỉ là điều huyễn hoặc được ghi trong Hiến pháp
Mỹ là quốc gia không có luật báo chí, những gì liên quan đến báo chí chỉ vẻn vẹn được ghi một câu trong Tu chính án lần thứ nhất (bổ sung, sửa đổi của Hiến pháp 1787): “Quốc hội sẽ không ban hành một luật nào giới hạn quyền tự do ngôn luận hay quyền tự do báo chí của công dân…”
Tuy nhiên, sau đó Quốc hội và Tòa án Tối cao Mỹ đã ban hành nhiều văn bản điều chỉnh quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí – trái với Tu chính hiến pháp.
Năm 1798, Quốc hội Mỹ đã thông qua “Đạo luật Phản loạn,” quy định việc “viết, in, phát biểu hay phổ biến… mọi văn bản sai sự thực, xúc phạm hay ác ý chống chính quyền đều là tội.”
Các bang của Mỹ cho rằng Hiến pháp chỉ cấm Quốc hội liên bang nên đã ban hành hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật điều phối tự do thông tin báo chí, chứ không phải tự do vô hạn độ, tự do hoàn hảo như một số người lầm tưởng.
Trên thực tế, báo chí Mỹ chỉ là sự tập trung của các tập đoàn siêu quyền lực vì lợi nhuận mà sẵn sàng bóp méo sự thật. Tổng biên tập phải làm theo mệnh lệnh của các ông chủ tập đoàn nếu không muốn bị đuổi việc. Điển hình là trường hợp hai nhà báo Wilson và Arke Wilson (kênh WTVT, thuộc hãng Fox) từ chối nhận 200.000 đô la để quên đi phóng sự về tác hại của chất hóc môn tăng trưởng tổng hợp (rBGH) của hãng Mosanto đối với sức khỏe con người (năm 1997). Vào tháng 12/1997 hai phóng viên này lập tức bị sa thải. Sau đó, Wilson và Akre khởi kiện Fox về tội thông đồng với Mosanto để bưng bít thông tin. Vụ kiện gây xôn xao dư luận đến tận năm 2004 nhưng hầu như báo chí Mỹ im bặt, không đưa ra cho công chúng bất cứ thông tin gì.
Rồi để châm ngòi cho cuộc chiến tranh ở Iraq năm 2003, báo chí Mỹ đã đưa tin theo yêu cầu của chính phủ rằng “Iraq có nhiều vũ khí hủy diệt hàng loạt, điều này nguy hai đến người dân Mỹ và an ninh thế giời”để kêu gọi mọi người dân ủng hộ việc trừng phạt đối với Iraq. Kết quả sau đó những thông tin trên hoàn toàn là bịa đặt.
Julian Assange chủ tờ Wikileaks phải lẩn trốn sau khi công bố nhiều sự thật về chính phủ Mỹ 
(Kỳ 1)
Trần Công Trọng





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY