CẦN CÓ CƠ CHẾ GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG TẠI CÁC TRẠM CSGT
Từ chuyện cấm mang điện thoại di động khi làm nhiệm vụ
Mới đây, Công an tỉnh Hậu Giang quy định: CSGT tỉnh Hậu Giang không được sử dụng điện thoại di động trong quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông nhằm nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ, ý thức của người tham gia giao thông và ngăn chặn tiêu cực. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu trong quá trình tuần tra, kiểm soát, nếu cán bộ chiến sĩ CSGT mang điện thoại di động, dù có sử dụng hay không vẫn sẽ bị xem xét kiểm điểm, kỷ luật.
Mới đây, Công an tỉnh Hậu Giang quy định: CSGT tỉnh Hậu Giang không được sử dụng điện thoại di động trong quá trình tuần tra, kiểm soát giao thông nhằm nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ, ý thức của người tham gia giao thông và ngăn chặn tiêu cực. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu trong quá trình tuần tra, kiểm soát, nếu cán bộ chiến sĩ CSGT mang điện thoại di động, dù có sử dụng hay không vẫn sẽ bị xem xét kiểm điểm, kỷ luật.
Nữ CSGT đang làm nhiệm vụ (ảnh minh họa) |
Điều lệnh CAND không cấm
Điều lệnh CAND không cấm cán bộ, chiến sỹ mang theo điện thoại di động khi làm nhiệm vụ. Hơn nữa, đâu phải cứ làm nhiệm vụ là cán bộ, chiến sỹ không được liên lạc với gia đình, người thân. Xét cho cùng, điện thoại di động cũng chỉ là phương tiện mà thôi, nó không thể thay thế cho ý thức người thực thi hành công vụ.
Cần có cơ chế giám sát hoạt động tại các trạm xử lý vi phạm giao thông
Để tránh tiêu cực xảy ra, người ta đã đề ra nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có cấm "xin xỏ", "can thiệp" đối với các vụ vi phạm; gửi thông báo về cơ quan tổ chức, chính quyền địa phương... nhưng xem ra vẫn chưa có biện pháp nào thực sự mang lại hiệu quả.
Điều cần nói ở đây là môi trường làm việc. Nếu môi trường làm việc thuận lợi cho việc tiêu cực xảy ra thì chắc chắn không thể tránh khỏi xảy ra tiêu cực. Vì vậy, cần có cơ chế giám sát hoạt động tại các trạm xử lý vi phạm giao thông. Theo cá nhân tôi, cần phải lắp camera giám sát hoạt động tại các trạm CSGT. Việc làm này có thể thí điểm và nhân rộng nếu phát huy hiệu quả tích cực.
Trần Công Trọng
xảy ra tiêu cực trong mấy vụ vi phạm luật lệ giao thông thì lỗi nằm ở cả 2 phía công an và người vi phạm, ngoài việc quán triệt tư tưởng thì cũng cần có biện pháp để giám sát cơ chế hoạt động tại các trạm
Trả lờiXóacảnh sát giao thông, lắp camera là hợp lí như thế có thể kiểm soát được tất cả sự việc ở đó như thế người dân cũng có ý thức hơn và chắc chắn sẽ không còn tình trạng vi phạm tiêu cực nữa
Nếu đã muốn tiêu cực thì dù có k mặc gì cũng vẫn tiêu cực được.
Trả lờiXóađể hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng tiêu cực khi làm nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát giao thông, cần tích cực giáo dục và nâng cao ý thức kỷ luật của lực lượng cảnh sát giao thông khi làm nhiệm vụ, đồng thời nâng cao cơ chế giám sát cũng như nâng cao hình thức xử lý vi phạm. có như thể mới thực hiện thành công việc chấm dứt tình trạng tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông
Trả lờiXóaphương án cấm cảnh sát giao thông không được sử dụng điện thoại khi làm nhiệm vụ là không hợp lý, bản thân quy định về điều lệnh công an nhân dân không cấm cán bộ chiến sĩ dùng điện thoại khi làm nhiệm vụ, vì vậy cần có một biện pháp khác để ngăn chặn tình trạng tiêu cực của lực lượng cảnh sát giao thông, nhưng chắc chắn không phải là biện pháp cấm sử dụng điện thoại khi làm nhiệm vụ
Trả lờiXóađúng vậy, cấm sử dụng điện thoại không giải quyết được vấn đề, bản chất của vấn đề nằm ở ý thức của những người thực hiện nhiệm vụ, nếu không có thay đổi căn bản về ý thức, cũng như thái độ chấp hành kỷ luật thì không thể có sự thay đổi được, vấn đề mấu chốt là phải nâng cao nhận thức của những chiến sĩ cảnh sát giao thông
Trả lờiXóatôi thấy ý kiến cho rằng nên lập các camera giám sát ở các trạm kiểm soát giao thông để ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông là một biện pháp rất hợp lý, như vậy mọi hoạt động của lực lượng cảnh sát giao thông sẽ được kiểm soát ,từ đó sẽ ngăn chặn được hiện tượng tiêu cực
Trả lờiXóakhông thể lắp đặt camera ở mối trạm kiểm soát giao thông được, đây là một giả pháp rất tổn kém và không khả thi, biện pháp khả thi nhất là thắt chặt kỷ luật cũng như cơ chế xử phạt với những cán bộ chiến sĩ có vi phạm, có như vậy mới có thể ngăn chặn tình trạng tiêu cực trong lực lượng cảnh sát giao thông
Trả lờiXóaViệc đề xuất không cho cán bộ cảnh sát giao thông dùng điện thoại khi đang làm việc cũng có cái đúng của nó nhưng việc thường xuyên giám sát xem cán bộ có dùng điện thoại hay là đem theo điện thoại đi làm là không hợp lý cho lắm.
Trả lờiXóaCho cán bộ, chiến sĩ Công an giao thông đi học lớp bồi dưỡng về tư cách người chiến sĩ, cách chào và cười thân thiên với nhân dân. Đặc biệt là tăng lương cho họ để không có hành vi tiêu cực xảy ra, như thế thì mới cải thiện được tình hình, chứ cấm kiểu này thì quá bất cập.
Trả lờiXóaNói chung cấm điện thoại thì cũng không hợp lý lắm, bởi vì đâu phải cảnh sát giao thông nào cũng được trang bị bộ đàm trong khi làm nhiệm vụ đâu, nhỡ khi gặp mấy thăng đầu gấu, đầu mèo nó chống người thi hành công vụ thì cảnh sat giao thông có khóc bằng tiếng mán thôi, Dù rằng để nâng cao trách nhiệm trong khi làm nhiệm vụ cũng là điều tốt, nhưng có nhiều cách chứ còn cách này cũng không phát huy hiệu quả cho lắm, mình thấy có mấy khi CSGT dung điện thoại khi làm việc lắm đâu.
Trả lờiXóaMuốn ngăn chặn được tiêu cực trong lực lượng CSGT thì trước tiên theo tôi phải nâng cao ý thức, trách nhiệm làm nhiệm vụ của csgt cùng với đó là nâng cao ý thức tham gia giao thông, ý thức chấp hành luật của người dân khi tham gia giao thông, có sai thì mới có xin xỏ, tiêu cực, không có vi phạm thì tiêu cực tự khắc biến mất mà thôi.
Trả lờiXóaViệc chấp hành quy định không dùng điện thoại của cảnh sát giao thông cũng chỉ là một phần hạn chế cái tiêu cực trong khi thực hiện nhiệm vụ mà thôi. Quan trọng vẫn là ý thức của người dân tham gia giao thông, chấp hành nghiêm luật đường bộ, không có những suy nghĩ ngại nộp phạt ở kho bạc, ngại giữ bằng giữ xe...
Trả lờiXóaCông an là những người giám sát việc thực thi Pháp luật nên càng phải gương mẫu trong việc thực hiện pháp luật và các quy định của cấp trên. Còn những ai vi phạm thì cũng phải chấp hành hình phạt giống như những công dân khác.
Trả lờiXóaCấm gì thì cấm, nhưng phải hợp tình hợp lí chứ. Nếu cấm mang theo điện thoại di động, nhỡ như gia đình của chiến sĩ ấy có việc gì, hoặc là cấp trên có việc quan trọng cần gọi thì sao. Vấn đề ở đây không phải là cấm hay không cấm, mà chính là ý thức của từng người như thế nào thôi. Phương án lắp nhiều camera rất hay nhưng như thế thì quá tốn kém, không biết có còn phương án nào đỡ tốn kinh phí hơn không.
Trả lờiXóaĐiện thoại di động cũng chỉ là một công cụ hỗ trợ và phương tiện liên lạc, vấn đề là ở ý thức của các chiến sĩ và nhân dân tham gia giao thông. Mọi người ai cũng có ý thức tự giác chấp hành thì xã hội sẽ không có những tai nạn thương tâm, gia đình không mất đi người thân.
Trả lờiXóatiêu cực xảy ra âu một phần cũng là do ý thức người dân không tốt, không chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, khi đã bị gọi lại thì không ngoan ngoãn chịu phạt mà chỉ muốn đi nhanh thôi,
Trả lờiXóanên mới xảy ra tình trạng tiêu cực như vậy. Vì vậy, muốn tiêu cực giảm thì ý thức tham gia giao thông của mọi người cũng cần phải cải thiện, chấn chỉnh cảnh sát không là chưa đủ