Quảng Cáo 720x90
Searching...

QUỐC HIỆU ĐÂU PHẢI LÀ CÁI ÁO, THÍCH THÌ MẶC, KHÔNG THÍCH THÌ CỞI BỎ?

Cập nhật: Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013 Hiện có: 0 bình luận Tag: , , Tác giả:




Dân tộc 4000 năm lịch sử

Trải qua gần 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt đã kinh qua biết bao biến cố, thăng trầm. Vận nước khi thịnh lúc suy, lòng dân khi cố kết khi chia lìa. Nhưng dân tộc ấy vẫn đã, đang và sẽ mãi mãi trường tồn trong lịch sử nhân loại. Dân tộc ấy, quốc gia ấy có tên là "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM".

Lịch sử quốc hiệu

Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã sử dụng nhiều quốc hiệu khác nhau, dưới đây là danh sách các quốc hiệu của nước ta theo dòng lịch sử:

  • Văn Lang: Là quốc hiệu đầu tiên của Việt Nam dưới thời Hùng Vương. Quốc gia này lấy Phong Châu làm kinh đô (nay thuộc tỉnh Phú Thọ) với lãnh thổ bao gồm đồng bằng Sông Hồng và ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.


  • Âu Lạc: Chính là quốc hiệu Việt Nam thời kỳ Thục - An Dương Vương.


  • Vạn Xuân: Do Lý Nam Đế lãnh đạo trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi. 


  • Đại Cồ Việt: Từ thời Đinh đến Lý do Đinh Tiên Hoàng sáng lập.


  • Đại Việt: Do vua Lý Thánh Tông đặt và được sử dụng trải các triều Lý, Trần, Lê, Mạc, Tây Sơn, Nguyễn.


  • Đại Ngu: Được sử dụng trong một thời kỳ ngắn ngủi gắn với vương triều nhà Hồ (Đại Ngu có nghĩa là Niềm vui lớn, Hòa bình lớn).


  • Việt Nam: Được sử dụng từ thời Vua Gia Long triều Nguyễn, sau đó đến đời Minh Mạng lại sử dụng quốc hiệu Đại Nam.


  • Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Do chủ tịch Hồ Chí Minh khai sinh bắt đầu từ bản Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945.


  • Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Ngày 2/7/1976 Quốc hội khóa 6 quyết định đổi tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa thành nước CHXHCN Việt Nam. Quốc hiệu đó được sử dụng cho đến ngày hôm nay.


Quốc huy CHXHCN Việt Nam


Về quốc hiệu: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tên nước CHXHCN Việt Nam được thông qua bởi quốc hội nước Việt Nam thống nhất từ năm 1976 đến nay đã sử dụng được 37 năm.

Quốc hiệu này gồm hai thành tố: 

  • Danh từ "Việt Nam": Đây là tên nước lịch sử, cũng là chỉ dấu về người Việt ở phương Nam.


  • Tính từ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa": Chỉ bản chất của nhà nước hay còn gọi là hình thức chính thể.


Trải qua 37 năm lịch sử, quốc hiệu này đã gắn liền với nhiều biến động của cả lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại:

  • Cuối những năm 70 của thế kỷ XX: Việt Nam rơi vào tình thế lưỡng đầu thọ địch với hai cuộc chiến tranh Biên giới Tây Nam và Biên giới Phía Bắc.


  • Đầu những năm 80 của thế kỷ XX: Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng và toàn diện do những sai lầm, yếu kém trong quản lý và điều hành đất nước cũng như ảnh hưởng từ chính sách cấm vận và sự khủng hoảng của hệ thống Xã hội chủ nghĩa trên thế giới.


  • Cuối thập kỷ 80 đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX: Bản đồ thế giới có sự xáo trộn ghê gớm với sự sụp đổ của hệ thống Xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu.


  • Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay: Đất nước này tiến hành công cuộc Đổi mới toàn diện để tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.


Như vậy là, dù tưởng chừng như đã rơi vào thời khắc đe dọa sự diệt vong của chế độ nhưng thể chế đó, chính thể đó, quốc hiệu đó vẫn tồn tại sừng sững như một tượng đài lịch sử cho đến tận ngày hôm nay. Điều đó đã chứng minh sự bất diệt của quốc hiệu "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam"!


Quốc huy Việt Nam DCCH

Về lập luận đổi tên nước CHXHCN Việt Nam thành Việt Nam Dân chủ cộng hòa

Bản thân tôi cũng cực kỳ bất ngờ trước thông tin mà Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đề cập đến hai phương án tên nước:

  • Phương án 1: Giữ nguyên tên gọi CHXHCN Việt Nam.


  • Phương án 2: Đổi lại tên Việt Nam Dân chủ cộng hòa.


Trước tiên, cần phải khen ngợi tinh thần dân chủ thẳng thắn mà Ủy ban đã tiếp thu từ nhiều luồng ý kiến của nhân dân.

Tuy nhiên, việc đưa ra hai phương án là một chuyện còn việc sử dụng phương án mới là một câu chuyện hoàn toàn khác. 

Theo tôi, việc sử dụng phương án "Việt Nam Dân chủ cộng hòa" là thiếu tính khả thi:

1. Về thời gian:

  • Một là: Đổi tên nước là vấn đề hết sức trọng đại, do đó cần phải  làm tốt các công tác chuẩn bị cho đến thảo luận, hội thảo nhằm đưa ra những luận cứ khoa học chứ không phải chỉ dựa theo cảm tính; tiếp đó phải được thông qua trưng cầu dân ý.


  • Hai là: Thời gian đưa ra quá gấp gáp, hoàn toàn không có tính khả thi để thực hiện. Một nghi vấn đặt ra là tại sao không đưa ra thông tin trên ngay từ khi bắt đầu tiến hành góp ý sửa đổi bổ sung Hiến pháp mà đến tận thời điểm này mới đưa ra??? 


2. Về tên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa:

  • Một là: Đây là quốc hiệu đầu tiên của nước Việt Nam mới ngày hôm nay, gắn với một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.


  • Hai là: Bản chất của hình thức chính thể này là một nhà nước dân chủ. Nội hàm của một nhà nước dân chủ thì rất rộng lớn, bao quát hơn nội hàm của hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy có thể khẳng định: Hình thức nhà nước Xã hội chủ nghĩa là một bộ phận thuộc hình thức nhà nước Dân chủ.


  • Ba là: Việc bỏ tên gọi CHXHCN Việt Nam để quay lại tên Việt Nam Dân chủ cộng hòa nếu nói như lập luận của những ý kiến tán đồng thì vẫn là tiếp tục kiên định con đường Xã hội chủ nghĩa. Vậy thì, bản chất vẫn là như vậy thì thiết nghĩ không nên đặt ra vấn đề thay đổi mà sự thay đổi chắc chắn sẽ gây ra những xáo trộn không có lợi!


3. Phản hồi những lập luận tán đồng đổi tên nước:

Trở lại với lập luận của những ý kiến tán đồng phương án đổi tên nước rằng: 

"Trở lại với tên gọi đầu tiên, giống như nhiều nền dân chủ khác trên thế giới, Việt Nam sẽ tranh thủ được sự đồng tình, thiện cảm của bạn bè thế giới hơn."

Xin thưa rằng, cũng như lập luận của những ý kiến tán đồng rằng việc đổi tên không phải là thay đổi mô hình phát triển đất nước, mà ở đây các vị lại muốn "tranh thủ" phải chăng là có sự mâu thuẫn? 

Một nhà nước không thể đặt vấn đề "tranh thủ" hay là sự lấp liếm, mập mờ như thế được! 

Một nhà nước đã tuyên bố là đi theo mô hình Chủ nghĩa xã hội, một nhà nước đã khẳng định "sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trên thế giới" thì không cớ gì phải đổi tên nước để "mong được gần gũi" với phần còn lại của thế giới!!!

Lại có ý kiến cho rằng đúng ra phải đổi lại là "Cộng hòa Dân chủ Việt Nam" cho nó... hợp ngữ pháp tiếng Việt, cho nó... bớt hán việt đi???

Xin thưa rằng: Vốn dĩ tiếng Việt đã phải vay mượn của tiếng Hán chiếm phần lớn rồi! Vậy xin hãy để cái lòng tự tôn dân tộc ở đầu ngọn súng ấy!!!

Lại thêm rằng: Vốn dĩ cái tên gọi "Việt Nam" cũng đã bao hàm việc lấy Phương Bắc (mà nói thẳng ra là Trung Quốc) làm thước đo, làm tâm để định hướng rồi (Người Việt ở phương Nam).

Nếu nói như vậy, có khi lại lấy tên "Đại Việt" cho tên nước độc lập và hùng cường hơn chăng????

Thay lời kết

Dù sao đưa ra quan điểm và có nhiều ý kiến phản biện cũng đã là thể hiện một không khí dân chủ thẳng thắn. Âu cũng là điều nên làm. Nhưng quốc hiệu đâu phải là cái áo, thích thì hôm nay mặc, không thích thì ngày mai lại cởi bỏ???

Theo: suthatvietnamblog





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY