ÂM MƯU ĐỘC CHIẾM NGUỒN NƯỚC CỦA TRUNG QUỐC
Ai cũng biết Trung Quốc đang mạnh lên. Ai cũng hiểu khi mạnh người ta sẽ áp đặt những giá trị, lợi ích của mình đối với người khác. Nhưng cách thức mà Trung Quốc đang làm đối với các nước láng giếng là không thể chấp nhận được.Cùng với các hoạt động thực hiện âm mưu độc chiếm Biển Đông, Trung Quốc còn đang triển khai các hoạt động thực hiện âm mưu độc chiếm nguồn nước của khu vực.
Trên tất cả các dòng dông bắt nguồn từ Trung Quốc, quốc gia này đều đang triển khai xây các đập chắn nước, từ những đập thông thường cho đến những siêu đập. Trong đó đáng chú ý là ba con sông lớn, sông Salween, sông Brahmaputra và sông Mekong. Tổng thể chương trình độc chiếm nguồn nước của Trung Quốc như sau: xây các con đập qui mô vừa ở vùng thượng nguồn các con sông; xây dựng các con đập lớn ở nơi qui tụ lưu lượng nước lớn hơn; cuối cùng là xây dựng các siêu đập. Các siêu đập này sẽ được xây dựng ngay tại nơi các con sông chảy vào khu vực Đông Nam Á. Riêng sông Mekong, Trung Quốc dự định xây 8 đập thủy điện, cho đến nay 4 trong số đó đã được hoàn thành.
Dân bên sông Mekong gánh chịu hậu quả khi nước sông cạn kiệt |
Hậu quả đối với các nước láng giềng
Các quốc gia Việt Nam, Thái Lan, Lào đã chứng kiến nước sông Mekong xuống đến mức kỷ lục từ trước đến nay. Khu vực dân cư tai thành phố Hồ Chí Minh đang phải gánh chịu cảnh nước mặn xâm lấn sâu vào trong lòng thành phố.
Khan hiếm nước ngọt cho sản xuất đối với các quốc gia nói trên là không thể tránh khỏi. Thời gian tới, việc thiếu nước trầm trọng không phải đến từ các quốc gia Châu Phi mà các quốc gia Châu Á, nhất là khu vực Đông Nam Á là không thể trách khỏi. Thiếu nước sẽ làm nảy sinh hàng loạt các vấn đề liên quan về kinh tế, xã hội và chính trị.Các nước hạ lưu sẽ phải gánh chịu mức ô nhiễm môi trường tăng cao, mùa màng thất bát do thiếu nước tưới vào mùa khô.
Khi đã khống chế được nguồn nước rồi, chắc chắn Trung Quốc sẽ gia tăng áp đặt những đòi hỏi của mình đối với các quốc gia khác. Nước giống như món hàng được Trung quốc sử dụng để mặc cả.
Đó là chưa kể đến khi có những xung đột, mâu thuẫn, Trung Quốc có thể sử dụng thủ đoạn bẩn (xả chất thải ô nhiễm, thậm chí là chất hóa học bị cấm sử dụng) để triệt hạ các quốc gia khác. Việc làm này đã được lịch sử Trung Quốc ghi nhận trong các cuộc nội chiến thời Xuân Thu, Chiến Quốc. Và người Trung Quốc rất thích làm theo tiền nhân, sử dụng thủ đoạn của tiền nhân.
Việc cần làm
Các quốc gia liên quan cần lên tiếng mạnh mẽ phản đối những việc làm nói trên của Trung Quốc. Yêu cầu Trung Quốc bước vào đối thoại thay vì gia tăng căng thẳng liên quan.
Trần Công Trọng
Quả thực chúng ta thật bất hạnh khi có một ông bạn hàng xóm bẩn tính như Trung Quốc, những âm mưu của Trung Quốc thật thâm độc và có lẽ chưa dừng lại ở đó. Các quốc gia nên liên kết lại với nhau để dùng dư luận quốc tế liên tiếng phản đối Trung Quốc một cách quyết liệt hơn nữa.
Trả lờiXóaĐiều gì xảy ra nếu những chất bị cấm như dioxin từ thượng nguồn các dòng sông chảy về.
Trả lờiXóaNước trên các dòng sông là của chung, nhưng với cách làm hiện nay cho thấy TQ sẽ điều phối lợi ích này. Các nước khu vực hạ lưu sẽ bị chèn ép buộc phải mua nước mà thôi, không gì khổ bằng thiếu nước ngọt.
âm mưu của trung quốc thật thâm hiểm. Chiếm cứ nguồn nước thì khác gì giết người không dao. đả đảo, tẩy chay trung quốc vì những âm mưu đen tối và dã man này. Còn gì gọi là người anh em tốt hay láng giềng hữu nghị nữa đâu hỡi trung quốc!
Trả lờiXóa