Quảng Cáo 720x90
Searching...

"RƯỢU MỜI", RƯỢU PHẠT" CHIẾN THUẬT ĐE, ÉP CỦA TRUNG QUỐC NHẰM CHIẾM TRỌN BIỂN ĐÔNG

Cập nhật: Thứ Hai, 13 tháng 5, 2013 Hiện có: 0 bình luận Tag: , Tác giả:



Khi Trung Quốc mạnh lên về kinh tế, thì yêu cầu khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế được người Trung Quốc đặt ra. Có người so sánh kinh tế của Trung Quốc hiện tại có thể sánh ngang với Mỹ. Đây là cách nhìn của những người đang bị hoa mắt về sự phát triển nhanh của Trung Quốc mà thôi. Dù đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ sự khủng hoảng về tài chính, kinh tế từ năm 2008, nhưng tiềm lực kinh tế của Mỹ vẫn trên Trung Quốc một bậc. Hơn nữa, đất nước Trung Quốc vẫn tồn tại những vùng cực kỳ khó khăn, người dân ở những nơi đó vẫn sống một cuộc sống cơ cực. Hay nói cách khác, sức mạnh về kinh tế của Trung Quốc thực chất vẫn chỉ là giương oai mà thôi.
 
Vì sao, thời gian gần đây Trung Quốc mới bộc lộ rõ ý đồ độc chiếm khu vực Biển Đông, đây là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Vị trí địa kinh tế, địa chính trị của khu vực Biển Đông ai cũng biết không cần phải giải thích, nhưng đó không phải là câu trả lời. Để mở rộng tầm ảnh hưởng, Trung Quốc phải mở rộng “chủ quyền” của mình. Câu chuyện tưởng như đùa vì chủ quyền quốc gia đã được định sẵn rồi và đã có pháp luật quốc tế bảo vệ. Nhưng bất chấp những điều đó Trung Quốc công bố “đường lưỡi bò” quét gần trọn vẹn khu vực Biển Đông; sử dụng sức mạnh của mình để ép các nước khác, trong đó có Việt Nam. Việc làm trên là trắng trợn, việc làm trên là thô bạo, việc làm trên vi phạm nghiêm trọng qui định Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc mà Trung Quốc đã tham gia.

Vừa sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự để chèn ép các nước khu vực Biển Đông, Trung Quốc còn sử dụng nhiều thủ đoạn khác nhau, đáng chú ý là thủ đoạn “rượu mời, rượu phạt”. Nghiên cứu lịch sử Trung Quốc thấy, chiến thuật này được sử dụng rất nhiều trong các trường hợp người mạnh muốn ép người yếu theo ý mình. Người mạnh trong tình huống cụ thể này không ai khác là Trung Quốc. Người yếu thì lại từng trường hợp là Việt Nam, Philippin... Đương nhiên, Trung Quốc sẽ gia tăng “rượu mời” – thỏa hiệp với một số nước. Điển hình là với Campuchia, rượu mời trong trường hợp này là rượu xịn, là những lợi ích kinh tế rất lớn mà Campuchia không dễ chối từ. Khi đã uống rượu mời của người ta rồi thì lời nói cũng sẽ bị phụ thuộc. Rượu mời của Trung Quốc còn có loại rượu độc, thật khó có thể cầm mà uống loại rượu này vì uống vào là đi toong ngay hoặc nếu không đi toong ngay thì cũng bị hao tổn thể lực – đó là mất biển, mất đảo. Và đã chiếm được rồi thì đừng mơ Trung Quốc trả lại.
Ảnh minh họa
Sau “rượu mời” sẽ là “rượu phạt”. Việt Nam bằng sự linh hoạt, mềm dẻo trong ứng xử ngoại giao đã khéo léo tránh được rượu mời của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc không dừng lại ở đó mà liên tục có những hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam, gây hấn tạo cớ để sử dụng “rượu phạt”. Bằng chứng là đây:
...
 Những hoạt động biểu tình, kích động chống Trung Quốc rất dễ trở thành cái cớ để Trung Quốc ra “rượu phạt” đối với Việt Nam. Đây là điều mà chúng ta không hề mong muốn. Mục tiêu của chúng ta là bảo vệ vững chắc chủ quyền quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cần làm những gì để đạt được mục tiêu này, tránh được cả “rượu mời” và “rượu phạt” của Trung Quốc sẽ được bàn trong một bài viết khác. 

Trần Công Trọng





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY