"Lính Mỹ sống 45 năm ở VN" là kẻ lừa đảo
Tuyên bố gây sốc của một người đàn ông 76 tuổi tự xưng là cựu chiến binh Mỹ bị bỏ rơi ở Việt Nam cách đây 45 năm gây xôn xao trong thời gian qua hoá ra chỉ là trò lừa.
Câu chuyện của Trung sĩ John Hartley Robertson được kể lại trong bộ phim tài liệu “Unclaimed” (tạm dịch: Vô thừa nhận) khiến không ít người kinh ngạc vì một tù binh Mỹ đã chạy trốn khỏi nhà tù Việt Nam và bí mật lập gia đình với một người phụ nữ địa phương có thể sống ở Việt Nam trong thời gian dài như vậy mà chính quyền cũng như giới báo chí Việt Nam chưa từng nhắc đến.
Tuy nhiên, đến nay mọi sự đã rõ. Người đàn ông đó không phải Trung sĩ Robertson, mà chỉ là kẻ muốn được gia nhập cộng đồng tù binh chiến tranh/lính mất tích trong chiến tranh Việt Nam để vụ lợi. Xét nghiệm DNA do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) vừa xác nhận điều đó.
Theo tác giả viết sách nổi tiếng và là cựu binh lực lượng đặc nhiệm Mỹ Don Bendell, người đàn ông tự nhận là Trung sĩ Robertson chỉ là người đàn ông Việt gốc Pháp muốn lợi dụng cộng đồng cựu chiến binh đang tìm kiếm lính Mỹ bị bắt làm tù binh hoặc mất tích ở Việt Nam.
Chân dung Trung sĩ John Hartley Robertson
Trong email gửi tới ban tổ chức festival sẽ trình chiếu bộ phim “Unclaimed”, ông Bendell khẳng định: “Người đàn ông trong bộ phim tự nhận là John Hartley Robertson là một người Pháp, một kẻ mạo danh chỉ muốn lừa tiền của cộng đồng cựu chiến binh và những người đang mong mỏi tìm thấy những tù binh chiến tranh còn sống”.
Một số thành viên cấp cao của cộng đồng cựu chiến binh thuộc lực lượng đặc nhiệm tham chiến ở Việt Nam cũng nói rằng họ bác bỏ tuyên bố của người đàn ông trong bộ phim tài liệu sắp chiếu.
Người đàn ông có tên Việt Nam là Dan Tan Ngoc đến nay đã lừa được hàng chục nghìn USD từ hội cựu chiến binh Mỹ.
Ông Bendell cho biết, các cựu tù binh nổi tiếng như tướng Mark “Zippo” Smith và Orson Swindle – bạn tù của Thượng nghị sĩ John McCain trong thời gian ở Việt Nam – cũng biết trò lừa của Dan Tan Ngoc.
Zippo, hiện đang sống ở Thái Lan, và điệp viên CIA Billy Waugh, đã đến gặp người nhận là Trung sĩ Robertson để tìm hiểu sự thực. Ông Bendell cho biết, Zippo và ông Waugh đã kết luận đây hoàn toàn là trò lừa, và kết quả xét nghiệm DNA xác nhận điều đó.
Hội các lực lượng đặc nhiệm Mỹ nói rằng, nếu người đàn ông đó đúng là đồng đội đã mất tích của họ thì ông ta sẽ được chào đón nồng nhiệt để trở về Mỹ. Tuy nhiên, Dan Tan Ngoc không phải người mà họ muốn tìm kiếm.
Bộ phim tài liệu của nhà làm phim giành giải Emmy Michael không đánh giá tính đúng sai về tuyên bố của người đàn ông tự xưng là Robertson.
Bộ phim chỉ nói về hành trình của một cựu chiến binh Việt Nam, Tom Faunce, trên đường đi tìm sự thật đằng sau tuyên bố kinh ngạc của người đàn ông mà họ bắt gặp.
Người đàn ông đó đang sống ở miền Trung Việt Nam tự nhận là cựu chiến binh Mỹ được cho là đã chết sau khi trực thăng của anh ta bị bắn rơi trong chiến dịch đặc biệt ở Lào năm 1968. Người đàn ông này kể rằng, ông ta chưa được ai tìm ra hay liên lạc kể từ thời gian đó. Ông ta cũng từ chối làm xét nghiệm DNA để chứng minh thân phận. Vợ và con gái của Trung sĩ John Hartley Robertson lúc đầu đồng ý làm xét nghiệm DNA, nhưng năm ngoái đã thay đổi quyết định, theo nhà sản xuất của bộ phim tài liệu “Unclaimed”.
Người đàn ông tự nhận là Robertson và đã sống ở Việt Nam 45 năm mà không ai biết đến
Tên của Trung sĩ Robertson đã được ghi cùng 60.000 lính Mỹ khác tại đài tưởng niệm chiến binh Mỹ tham gia chiến tranh Việt Nam ở Washington, nhưng bộ phim tài liệu “Unclaimed” nêu nghi vấn liệu Robertson có thực sự còn sống. Người đàn ông 76 tuổi nói rằng mình không còn nhớ ngày sinh nhật, tên của con ở Mỹ cũng như đã quên sạch tiếng Anh.
Kẻ lừa đảo nói với mọi người rằng khi chiếc trực thăng của ông ta lao xuống đất tại vùng núi ở Lào, ông ta bị bộ đội bắc Việt Nam bắt giữ. “Họ giam tôi lại, trong một chiếc lồng sắt trong rừng. Tôi bị ngất lên ngất xuống vì tra tấn và bị bỏ đói. Họ đánh tôi ngày càng nhiều, và tôi nghĩ mình đã chết. Tôi không khai điều gì, dù họ đánh đập và tra tấn tôi”. Rồi kẻ giả mạo kể rằng ông ta trốn thoát vào rừng 4 năm sau đó, rồi được một người phụ nữ tìm thấy trên cánh đồng. Người phụ nữ này đã chăm sóc rồi sau đó trở thành vợ ông ta.
Ông ta lấy họ và ngày sinh của người chồng quá cố của vợ rồi đăng ký là người Việt gốc Pháp với tên Dan Tan Ngoc. Sau đó, người đàn ông này có con với vợ Việt Nam và không liên lạc gì với vợ con ở Mỹ.
Bộ phim tài liệu được dựng theo đề nghị của cựu chiến binh Tom Faunce. Faunce lần đầu nghe về người đàn ông này trong chuyến đi từ thiện tới Việt Nam năm 2008. Nhà làm phim Jorgensen không thấy thuyết phục lắm về câu chuyện, mà chỉ hứng thú với hành trình Faunce với tư cách cựu chiến binh, một người nghiện rượu và là nạn nhân của tình trạng lạm dụng trẻ em.
Một kiểu lừa đảo
Trước tình trạng nhiều cá nhân, nhóm cá nhân lợi dụng các gia đình Mỹ đang mong mỏi tìm lại người thân để lừa tiền, trang web của Liên minh các gia đình tù nhân chiến tranh/lính Mỹ mất tích (National Alliance of POW/MIA Families) đã đưa ra cảnh báo về trò lừa đảo này:
“Có một số cá nhân hoặc nhóm cá nhân đang lợi dụng gia đình các tù binh chiến tranh hoặc lính Mỹ mất tích, các nhà hoạt động hay cá nhân cộng đồng Việt Nam. Câu chuyện của họ luôn giống nhau; họ tiếp cận một hoặc vài cựu tù binh chiến tranh để nhờ giúp đỡ trở về nhà, dù lúc đầu họ không nhắc đến chuyện tiền nong. Những con người vô liêm sỉ này bắt đầu bằng việc xây dựng quan hệ với nạn nhân mà chúng nhắm tới.
Chúng cung cấp một vài thông tin, thường là thông tin đã được công bố qua các tài liệu công khai hoặc nghe ngóng từ những cuộc trò chuyện với người thân gia đình tù binh chiến tranh/lính Mỹ mất tích. Sau đó họ cung cấp ảnh. Gần đây nhất là vụ việc xung quanh John Hartley Robertson mất tích ở Việt Nam năm 1968.
Chúng tôi phải đưa ra lời cảnh báo vì chúng tôi tiếp tục nhận được báo cáo từ gia đình tù binh chiến tranh/lính Mỹ mất tích về những vụ lừa đảo kiểu này.
Chúng tôi cảnh báo: “Hãy cẩn thận khi nhận được những thông tin như vậy. Hãy kiểm tra kỹ càng, và bảo đảm những thông tin họ cung cấp không có đầy trên internet”.
Trúc Quỳnh (Theo Daily Mail)
Một hành động vô nhân tính của kẻ lừa đảo . Chúng mang chiến tranh đến Việt Nam , rồi bị đuổi đi , còn để lại những đứa như thế này trên Việt Nam ta nữa . Mà chính ông ta bây giờ lại đi lừa lại người Mĩ , gậy ông đạp lưng ông .
Trả lờiXóaCó muôn vàn kiểu lừa đảo, và đây cũng là một kiểu trong số các kiểu đó. Lợi dụng lòng nhân đạo của con người để vụ lợi cho bản thân thì không thể chấp nhận được. Ông ta được quyền lợi cũng có thể lấy đi quyền lợi của những người xứng đáng được hưởng quyền lợi đó.
Trả lờiXóaCó muôn vàn kiểu lừa đảo, và đây cũng là một kiểu trong số các kiểu đó. Lợi dụng lòng nhân đạo của con người để vụ lợi cho bản thân thì không thể chấp nhận được. Ông ta được quyền lợi cũng có thể lấy đi quyền lợi của những người xứng đáng được hưởng quyền lợi đó.
Trả lờiXóaKiểu lừa đảo phi thường của người " lính Mĩ" . Bây giờ chỉ có điều ông ta muốn quên đi là xự xa lánh của người Mĩ với mình . Họ không muốn nhận người có quốc tịch Mĩ nữa . Cũng éo le nên ông ta mới phải làm cách này để tìm lại quê hương mà thôi.
Trả lờiXóaThật là mất nhân tính quá, lợi dùng sự mất mát của người thân những người lính Mỹ để trục lợi.Ngay từ đầu mình đã thấy có những điểm nghi vấn về người này rồi, cứ cho là ở Việt Nam 45 năm nên không nhớ tiếng anh thì cũng không thể quên sạch được. Hơn nữa việc lập gia đình với 1 lính Mỹ là việc khó chấp nhận nên không thể có chuyện sống 45 năm mà không ai biết
Trả lờiXóaThất đức thật đấy, chuyện đó cũng có thể làm được đúng là bọn khốn nạn mà! vì động tiền chuyện gì chúng cũng có thể làm là sao? đúng là chuyện khó tưởng tượng! may mà phát hiện kịp thời! chiến tranh thật là không hay!
Trả lờiXóaLời cảnh báo cho các gia đình của binh lính mĩ từng tham gia chiến tranh tại Việt Nam tránh để bị lừa bởi những hành động như thế này . Nó làm xấu đi hình ảnh của những quân nhân , dù là người Mĩ hay ko.
Trả lờiXóaKẻ mạo danh trung sĩ John Hartley Robertson là một người Pháp gốc Việt, may mà tên này bị phát hiện không thì biết bao người cựu chiến binh Mỹ bị hắn lừa tiền! đúng là một việc làm bỉ ổi vô liêm sỉ, tên này phải bị trừng trị thích đáng với những gì hắn đã làm!
Trả lờiXóa45 năm sống ở Việt Nam nay được đông đội tìm tới và giúp đỡ, đúng là chỉ có ở trong phim mà thôi và suýt nữa nó nhảy từ phim ra ngoài đời! thật là điều không tưởng, may mà điều đó bị phát hiện là lừa đảo, tay này đúng là cáo già thật đấy, nếu không phải xẹt nghiệm ADN thì sao mà phát hiện được sự thật này chứ!
Trả lờiXóaMẹ kiếp, vẫn mấy trò lừa đảo cổ lổ sĩ ấy mà vẫn lừa được khối thằng. Làm gì có chuyện 1 người Mỹ sống giữa lòng Việt Nam trong từng ấy năm mà không ai hay biết gì, và trong những năm 60-70 trong khi đang chiến tranh nữa chứ.
Trả lờiXóaMột công dân nước ngoài sống ở địa phương mà các cơ quan nhà nước ta không phát hiện được thì đúng là nói láo. Và sự thật đó chỉ là một sự lợi dụng của kẻ vô lương tâm, dùng danh nghĩa cựu chiến binh để vụ lợi, một hành động bẩn thỉu.
Trả lờiXóaMột kẻ lợi dụng danh nghĩa vì lợi ích cá nhân mà thôi. Đối với những kẻ như thế này cần nghiêm trị vì chúng bôi nhọ không chỉ các cơ quan chức năng của nước ta mà còn bôi nhọ cả những người đã từng tham chiến tại Việt Nam, là ảnh hưởng đến quan hệ hai nước.
Trả lờiXóađây chỉ là một thông tin hoàn toàn giả mạo, nếu sống ở việt nam 45 năm thì chắc chắn mọi người phải biết, mà dụng ý để tuyên bố thông tin như vậy là nhằm mục đích gì, chắc chắn không nằm ngoài mục đích chống phá đảng và nhà nước việt nam, không nghi ngờ gì nữa đó chính là âm mưu của các thế lực thù địch muốn chống phá việt nam
Trả lờiXóakhông phải lúc nào khác mà chính là lúc này, trong bối cảnh tình hình việt nam có nhiều sự kiện trọng đại cũng như diễn biến của những đối tượng chống đối đang diễn ra mạnh mẽ thời gian gần đây mà thông tinh này mới được công bố phải chăng đây lại là một thủ đoạn mới của các thế lực thù địch trong và ngoài nước
Trả lờiXóacuộc chiến đã đi qua nhưng những dư âm của nó thì vẫn còn sót lai, đó là bom mìn, đó là chất độc màu da cam và cả những người lính mất tích và hi sinh ở chiến trường, vì vậy mỗi thông tin liên quan tới những người lính bị thất lạc đều rất quan trọng, tuy nhiên cần phải kiểm tra và xác minh rõ thực hư mới đi đến kết luận
Trả lờiXóathì ra đây là vụ việc giả dối à, vậy mà vụ việc cũng làm xôn xao dư luận trong thời gian dài ấy chứ, từ đây cũng thấy rằng trong xã hội hiện nay thật thật giả giả khó mà phân biệt được, vì vây khi có bất cứ một thông tin nào cần hết sức bình tĩnh và phải xác minh rõ ràng thực hư mới công bố
Trả lờiXóa76 tuổi, cái tuổi gần đất xa trời rồi còn làm gì cái chuyện gì thế này không biết. ông này không những lừa dối cựu chiến binh Mỹ mà còn lừa dối cả con cháu của ông đấy nữa, không biết con cháu ông đấy sẽ sống thế nào với mọi người xung quanh sau khi vụ việc này được phơi bày nhỉ?
Trả lờiXóathật không hiểu được, những người Mỹ họ đã mang chiến tranh đến Việt Nam mà giờ đây họ lại làm những thước phim này để lừa đảo chính những cựu chiến binh Mỹ, thử hỏi họ là những loại người gì trong xã hộ tư bản chủ nghĩa? họ có xứng đáng là một người lính không? những người đã gieo rắt những cái xấu thì sẽ nhận được những hậu quả khôn lường mà họ phải chịu đựng trong suốt quãng đời còn lại.
Trả lờiXóalàm gì mà có chuyện này, chỉ là bịa đặt để lừa dối những thân nhân của những gia đình Mỹ mà thôi, chiến tranh qua đi đã để lại những đau thương cho các gia đình, nhưng còn đau đớn hơn khi chính người Mỹ đã lừa dối họ, lừa dối nhân dân và lừa dối đồng đội của chính mình, thật đúng là gieo nhân nào thì được quả ấy. đó là một nỗi nhục cho các công dân Mỹ.
Trả lờiXóanhững ai mà tin vào câu chuyện thêu dệt này của những người Mỹ thật là nực cười quá, vì hình dáng của người Mỹ thì khác hẳn người Việt Nam nên không có chuyện người Mỹ ở Việt Nam mà không ai biết cả, đó chỉ là sự lừa đảo của người Mỹ đã giành cho nhân dân và đất nước của họ mà thôi. họ đã một lần nữa cứa vào tim những người Mỹ yêu nước chân chính khi đã gợi lại chiến tranh.
Trả lờiXóa