Hãy biết trân trọng lịch sử
Dù cuộc sống có đổi trắng thay đen, “vật đổi, sao dời”, biết bao triều đại, chế độ có bị sụp đổ, thay thế nhưng quá khứ lịch sử thì vẫn còn nguyên vẹn, chân thực. Suốt mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, từ các triều đại phong kiến ngàn năm đến thời đại ngày nay, nước ta bao lần đương đầu với các thế lực kẻ thù hùng mạnh nhất năm châu bốn biển: đó là tập đoàn phong kiến Trung Hoa hùng mạnh( Tần, Hán, Nguyên, Minh..) , là quân Mông cổ, hai đế quốc sừng sỏ là Pháp và Mỹ. Toàn bộ quá khứ lịch sử đau thương nhưng oai hùng, tráng liệt của dân tộc đó là niềm tự hào, hãnh diện của chúng ta về cha ông của mình: “Quá khứ vừa là điểm tựa vừa là thách thức cho hiện tại và tương lai...”.
Hai Bà Trưng cưỡi voi giết thù |
Hãy nhớ lại những ngày này năm 1945, năm đánh dấu những sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước ta, nhưng cũng là năm mà nhân dân ta phải chịu nạn đói khủng khiếp do bè lũ phong kiến, đế quốc, thực dân gây ra. Cái đói đã cướp đi sinh mạng của hơn hai triệu đồng bào, sự thật đó sao có thể lãng quên được. Nhân dân ta đã nhất tề đứng lên theo tiếng gọi của của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phá kho thóc Nhật cứu đói nhân dân trở thành khẩu hiệu của toàn dân Việt Nam. Sức mạnh đoàn kết đó được kết tinh, được thể hiện trên thực tế bằng cuộc cách mạng Tháng 8 lịch sử, giành lại chính quyền về tay nhân dân. Ngày 2/9 trên quảng trường Ba Đình, Bác Hồ trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân đồng bào, trước thế giới rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”... “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”.
Thế hệ trẻ chúng ta ngày nay được sống trong hòa bình, tự do giao lưu hội nhập sâu rộng với thế giới, vì vậy việc giữ gìn trân trọng những giá trị, tinh thần yêu nước trong quá khứ là một vấn đề hết sức quan trọng. Có thế người ta chiến thắng trong nghèo đói mà lại dễ dàng gục ngã bởi giàu sang, vật chất có thể làm cho con người trở nên cao thượng tốt đẹp hơn nhưng cũng rất dễ đẩy con người ta, đặc biệt là thế hệ trẻ vào con đường lao lí, sai lầm. Gần đây, chúng ta được chứng kiến rất nhiều hành động có thể nói rằng “ khó lòng chấp nhận” được của một bộ phận giới trẻ: chúng ta biết đến những cái tên đang nổi tiếng trong sự nghiệp vận động thanh niên Việt Nam chống lại Đảng, chính quyền nhà nước như: Phương Uyên, Nguyên Kha với “ Cờ ba sọc và mìn tự chế”, Nguyễn Tiến Trung với “ tập hợp thanh niên dân chủ” , …và những thanh niên nguy hiểm là những bloger tích cực chống phá già đời hơn trên mạng Internet như: Ba sàm, Xuân Diện, Nguyễn Văn Hải ( Điếu cày), Cù Huy Hà Vũ, Bùi Hằng, Thùy Linh, Huệ Chi ( Bô xít te), Bọ Lập với quê choa, JB Nguyễn Hữu Vinh…Những phần tử này phải chăng vì lợi quên thân, bán nước cầu vinh? Gần đây, dư luận xã hội ngày càng phức tạp, tình hình ngày càng căng thẳng khi các đối tượng này tích cực lợi dụng những thiếu sót bất cấp trong quá trình phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước, những kẽ hở trong cải cách pháp luật, chính sách KT-XH, GD-ĐT… đặc biệt lợi dụng tình hình tranh chấp phức tạp trên biển Đông để đưa tin sai lệch, tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước, kích động nhân dân ta, đặc biệt là được sự hà hơi tiếp sức của nước ngoài để kêu gọi một bộ phận giới trẻ biểu tình chống chính quyền.Thậm chí, tình hình còn tồi tệ hơn khi một bộ phận trong số đó quay lại nói xấu, xuyên tạc bóp méo lịch sử, nói xấu lãnh tụ, cho rằng việc lựa chọn đi theo con đường XHCN ở nước ta là hoàn toàn không phù hợp, điều đó đã tác động tiêu cực đến nhận thức của giới trẻ hiện nay. Hơn thế nữa, việc du nhập của lối sống phương Tây, với những cơn “ mưa âu, gió mĩ” đã làm băng hoại đi những giá trị truyền thống của dân tộc, thay vào đó là những hệ giá trị mới, những lối sống cá nhân, ích kỉ, tự do hóa, vô tổ chức một cách thái quá hiện nay. Cũng chẳng lấy gì làm quá bất ngờ khi thanh niên hiện nay lười biếng học lịch sử và tìm hiểu về lịch sử để thấy trân trọng hơn cuộc sống hôm nay của dân tộc. Những em như Uyên, như Kha…chắc phải giáo dục lại các em những bài học cơ bản nhất của Lịch sử đó là phải biết trân trọng những gì mình đang có.
Ngày nay, lòng yêu nước dường như bị những kẻ xấu “ lợi dụng” triệt để, chẳng người dân ở trong lòng Hà Nội nào không biết đến việc cứ hàng tuần,hàng tháng lại có những đoàn sinh viên tụ tập biểu tình, làm ầm ĩ hết cả một góc phổ hoặc xung quanh các đại sứ quán các nước. Vấn đề tranh chấp biển đảo không phải là vấn đề một sớm một chiều có thể giải quyết, bởi vậy việc lợi dụng sự nóng lòng của một bộ phận thanh niên và lợi dụng những nhiệt tình với quốc gia dân tộc của họ là một việc đáng phải lên án hiện nay.
Qua thực tế đó, đặt ra cho không chỉ riêng bản thân tôi mà tất cả người Việt chúng ta nói chung vấn đề giáo dục nhân cách, ý thức cảnh giác trước sự kích động của các thế lực chống phá Đảng Nhà nước, và quan trọng hơn là giáo dục ý thức biết trân trọng quá khứ lịch sử, biến quá khứ vẻ vang của dân tộc thành động lực, nền tảng vững chắc để phát triển trong tương lai! Và hãy luôn nhớ lịch sử cho ta bài học chứ không bao giờ là nơi đặt yêu cầu của chúng ta. Lịch sử luôn là một tiến trình, gắn với những mốc thời điểm nhất định, không gì khác. Lịch sử là sự thật khách quan, chỉ có con người làm méo mó sự thật khách quan đó mà thôi. Hãy biết trân trọng lịch sử, biến lịch sử thành hành trang cho mình vững bước trên tương lai!
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét