Lòng yêu nước đối với Biển đảo quê hương
Cập nhật:
Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chính trị, Tin tức, Xã hội
Tác giả:
Nguyen Anh
Không ai có thể phủ nhận được một điều rằng là dân ta có một lòng yêu nước sâu sắc và mãnh liệt không chỉ trong sự nghiệp kháng chiến chống giặc ngoại xâm mà nó còn được giữ gìn, phát huy rõ nét trong thời kỳ đất nước đổi mới và hội nhập quốc tế. Đúng như lời Bác đã từng nói: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Việc một bộ phận người dân muốn lên tiếng đấu tranh, phản đối Trung Quốc đã có một số hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, vi phạm pháp luật quốc tế, gây nên tình trạng phức tạp ở Biển Đông đó là một biểu hiện chính đáng. Nhưng vấn đề đặt ra ở đây là việc biểu hiện đó được thể hiện như thế nào, dưới hình thức gì cho phù hợp trong tình hình hiện nay là điều cần đáng bàn. Với vấn đề này, bản thân tôi có đôi điều suy nghĩ.
Trước tiên, tôi muốn nhắc đến là những người con xa quê hương, đó là những kiều bào ta sinh sống ở nước ngoài. Mặc dù phải lao động, học tập ở nơi xứ người nhưng đồng bào ta ở nước ngoài luôn hướng tấm lòng, tình yêu về quê hương, đất nước. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Trước tình hình đang diễn biến phức tạp ở Biển Đông, kiều bào ta ở nước ngoài cũng rất quan tâm. Thật xúc động biết bao những chuyến thăm quê hương, đặc biệt là được đặt chân tới Trường Sa qua đó tận mắt chứng kiến quân và dân ta ngày đêm vẫn vững chắc tay súng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền biển đảo quốc gia nơi đầu sóng ngọn gió. Trong những người con xa xứ ấy, tôi muốn nhắc tới ở đây là Nguyễn Phương Hùng – Tổng biên tập báo điện tử KBC Hải ngoại; người đàn ông sau bao năm sống trong xa cách, hận thù và day dứt đã không kìm được nước mắt khóc như một đứa trẻ trong lần trở về với quê hương, với đất mẹ thiêng liêng. Đứa con lầm lạc ấy khi được tận mắt chứng kiến sự đổi thay vững mạnh của đất nước, đặc biệt là cuộc sống tại các hải đảo xa xôi, vùng biển, thềm lục địa nơi mà quân và dân vẫn ngày đêm gìn giữ chủ quyền bất khả xâm phạm của quốc gia, từ tận trong trái tim mình đã phải thốt lên: "Tôi có một sự hối hận, đó là tại sao 36 năm tôi mới trở về đất nước của tôi!". Trong cuộc nói chuyện tại đảo Song Tử Tây ông tâm sự trong nước mắt rằng: ở hải ngoại chúng tôi không biết rõ thông tin ở trong nước, chuyến thăm về Việt Nam chúng tôi thấy xúc động vì sự hy sinh tuổi trẻ của những người lính hải quân đang ngày đêm gìn giữ chủ quyền biển đảo của đất nước….
Trước những yêu sách, cũng như trước luận điệu về cái gọi “đường lưỡi bò” phi lý, không có căn cứ của Trung Quốc ở Biển Đông, nhiều người dân ở Việt Nam đã đem tâm sức sưu tầm, hiến tặng hiện vật với mong muốn có thêm bằng chứng khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong những đóng góp cao quý ấy, chúng ta không thể không nhắc tới công sức và tấm lòng đối với quê hương của đồng bào ta ở nước ngoài mà tiêu biểu là anh Trần Thắng. Trần Thắng sinh năm 1970 tại Quảng Ngãi, là Việt kiều Mỹ, hiện đang làm việc tại công ty sản xuất động cơ máy bay Pratt&Whitney. Với mong ước giản dị là bản thân có thể đóng góp một phần nhỏ bé sức lực của mình vào sự nghiệp giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ cho quê hương, đất nước Trần Thắng đã tâm huyết sưu tập được 150 tấm bản đồ quý hiếm có giá trị pháp lý cao chứng minh chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, rồi quyết định gửi tặng cho Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng. Trần Thắng tâm sự: “tôi chỉ là một kỹ sư làm việc đủ sống và 5.000 USD bỏ ra không phải là một số tiền nhỏ. Tuy nhiên, nó lại không hề lớn đối với vấn đề chủ quyền của đất nước, quê hương”…
Tiếp đến, tôi muốn nhắc tới những người dân ở miền biển từ xưa đến nay vẫn cần cù, chăm chỉ bám biển làm ăn chân chính xây dựng quê hương. Những con người ấy họ coi biển đảo là nhà, là quê hương gắn bó máu thịt với mình. Trước những tình hình phức tạp trên biển Đông trong thời gian gần đây, mặc dù bị tàu cá của Trung Quốc nhiều lần ngăn cản, nhưng đồng bào ngư dân ta vẫn chắc tay chèo đưa thuyền vượt biển khơi muôn trùng sóng gió tiếp tục mưu sinh, đem lại một nguồn lợi hải sản lớn tại các vùng biển, thềm lục địa thuộc chủ quyền của đất nước. Những chuyến đi không chỉ hứa hẹn đem lại những khoang tàu đầy cá, tôm có giá trị cao đóng góp vào sự phát triển kinh tế của đất nước mà điều ý nghĩa hơn cả là sự xuất hiện của những chuyến tàu tại vùng biển đặc quyền kinh tế, thềm lục địa còn chứng minh cho chủ quyền thiêng liêng của đất nước là không thể xâm phạm được. Có thể nói họ là một trong những lực lượng tiên phong, quan trọng trong việc bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền quốc gia. Chúng ta thấy thật xúc động khi nghe được những lời tâm sự của anh Huỳnh Quang Vũ cùng 5 ngư dân ở xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), sau khi trở về từ Hoàng Sa chiều ngày 5/12/2012. Mặc dù vừa bị tàu tuần tra Trung Quốc lấy đi 70 tấm lưới, một tấn cá khi đánh bắt hợp pháp ở vùng biển Hoàng Sa, nhưng anh Vũ và nhiều ngư dân khẳng định, sẽ không chùn bước và tiếp tục ra khơi mưu sinh, bảo vệ chủ quyền biển.
Tiếp đến, tôi đến muốn nói tới đồng bào và chiến sỹ ta ở vùng hải đảo xa xôi, đặc biệt là ở quần đảo Trường Sa. Ở tận địa điểm xa xôi này, ngày đêm vẫn có những người Việt Nam làm ăn sinh sống và canh giữ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc mình. Ở đây không chỉ có những người lính can trường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, mà còn có những gia đình thường dân tới đây lập nghiệp. Vượt qua mọi khó khăn do thiên nhiên, ở đây dân và quân ta đang biến những vùng đất khô cằn sỏi đá này thành những vườn cây xanh tươi, với những luống rau và đàn gà vịt chạy tung tăng, và cả những con heo ủn ỉn đòi ăn trong chuồng… để làm nên được những điều đấy, máu của chiến sĩ và đồng bào ta cũng phải đổ xuống. Những nơi đây xương các chiến sĩ đã kết lại với san hô và đá ngầm, làm thành nền tảng cho những cột mốc, đánh dấu chủ quyền của Việt Nam dưới bầu trời và vùng biển này của Biển Đông. Và máu của các chiến sĩ đã hòa vào nước biển để cho tình quân dân mặn mà thắm thiết, và vững bền mãi mãi.
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước, đây là lực lượng xung kích, tiên phong trên mọi lĩnh vực trong đời sống. Mỗi việc làm, mỗi bước chân họ đi đều lưu những dấu ấn tốt đẹp của thời đại Hồ Chí Minh. Trước những diễn biến phức tạp trên Biển Đông trong thời gian gần đây họ đã làm gì? Chắc hẳn trong mỗi chúng ta không thể không nhắc tới chiến dịch mùa hè xanh với chủ đề tuổi trẻ với Biển đảo quê hương. Với tinh thần hăng say, nhiệt huyết không ngại khó, ngại khổ họ đã làm nên nhiều việc ý nghĩa mà đã được cả xã hội công nhận và tôn vinh, như: hưởng ứng và tham gia tích cực các bài dự thi với chủ đề sinh viên với biển đảo quê hương; tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về Biển đảo tới người dân; ra quân làm tốt công tác nâng cao ý thức người dân về giữ gìn môi trường tại các vùng biển; nhiệt tình tham gia vào những chuyến đi ra thăm, động viên quân và dân ta trên các đảo… Tất cả những việc làm của họ đều với tinh thần: “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh nhiên”
Còn về những hoạt động biểu tình trong thời gian gần đây thì như thế nào? Bản chất của vấn đề này ra sao? Lòng yêu nước của họ với biển đảo quê hương đến đâu?
Thời gian gần đây trên một số trang mạng và Blog xuất hiện các lời kêu gọi về biểu tình phản đối Trung Quốc đã có một số hoạt động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam, nhất là đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo các kiểu, ví như:
danoan2012.blogspot.com/.../loi-keu-goi-xuong-uong-bieu-tinh-phan.ht...
nguyentuongthuy2012.wordpress.com/.../bieu-tinh-mua-he-2013-bat-da...
quanlambao-vn.com/article.php?id=1931&cat_id=26
xuandienhannom.blogspot.com/.../a-co-loi-keu-goi-bieu-tinh-cuoi-tuan-...
Tìm hiểu về những lời kêu gọi theo những kiểu như thế này, bản thân tôi thấy có một số điểm đáng chú ý như sau:
+ Trước tiên là về những người đứng ra “tiên phong” kêu gọi mọi người đi biểu tình? Ây da! Đây toàn là gương mặt quen thuộc trong đám “rận chủ” nổi đình, nổi đám trong thời gian gần đây, nào thì là Nguyễn Tường Thụy, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh,… Bản chất của những con người này chắc hẳn không ai trong chúg ta lại không hiểu rõ, bộ mặt thực sự của họ đã bị vạch trần trước bàn dân thiên hạ. Chung quy lại, có thể thấy: Nguyễn Tường Thụy- chẳng qua y cũng chỉ là tên ngày ngày nói điều xằng bậy với những áng thơ, câu văn theo kiểu chẳng giống ai; Phạm Hồng Sơn- có lẽ là tên mặt dày nhất mà tôi từng biết, với cái tội làm gián điệp bán tài liệu cho nước ngoài mà giờ đây hắn vẫn rêu rao cái gọi là lòng yêu nước thì hỏi xem thiên hạ ai lại không cười chê vào việc làm của hắn cơ chứ; còn Nguyễn Ngọc Như Quỳnh- chẳng qua thị cũng chỉ là người đàn bà gàn dở, không biết suy nghĩ khi mà những bài viết nhố nhăng của thị đã đăng tải trên Blog Mẹ nấm, điều này đã giúp thị có cái biệt danh “người đàn bà xấu xa của năm 2103” mà cư dân mạng hào phóng ban tặng cho.
+ Còn về cách thức họ tiến hành thì ra sao? Họ đưa ra lời kêu gọi biểu tình trên các Web, blog mà bản chất nội dung những Web, blog này thì mọi người đã quá hiểu rõ, chỉ có thể nói ngắn gọn là phiến diện, thổi phồng sự thật reo rắt sự hoang mang trong nhân dân, đó là: Viettan.org, quanlambaovn.com, xuandienhannom.blogspot.com.... Khi đã tiến hành trên thực tế thì họ thổi phồng quy mô những người tham gia, nào thì hàng nghìn người nhưng thực chất chỉ có 5, 7 người…
+ Về mục đích tiến hành? Họ biểu tình cũng chỉ là vì mục đích kiếm sống nuôi thân. Họ cố gắng làm rồi nhăm nhe chụp hình quay phim cắt ghép rồi tung lên mạng để cho bọn phản động nước ngoài gửi tiền về cho. Vậy thử hỏi với mục đích như vậy thì lòng yêu nước họ để vào đâu? Chiếm vị trí như thế nào trong trái tim của họ?
+ Về hậu quả những việc làm này? Họ gây ra những gây ra vụ gây rối trật tự công cộng, nào thì ăn vạ giữa đường, nào thì hô hào ăn nói xằng bậy nơi công viên, đường phố, cơ quan, doanh nghiệp…làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân (đến những người bán trà đá vỉa hè cũng phải bất bình với những việc làm này), nghiêm trọng hơn là làm ảnh hưởng tới hình ảnh của một đất nước Việt Nam yên bình trong mắt bạn bè quốc tế.
Với những việc làm ấy họ có thực sự yêu nước? xin thưa trả lời một câu ngắn gọn là không mà ngược lại họ đang chống lại, đang phá đi sự bình yên của đất nước này. Những con người này lấy đâu ra tư cách mà đi biểu tình để thể hiện lòng yêu nước. Suy cho cùng họ cũng chỉ như là “giới nghệ sỹ” không có tài năng phải nhờ đến scandal để nổi tiếng, để kiếm ra những đồng tiền giơ bẩn.
Thiết nghĩ, nuôi dưỡng và thể hiện lòng yêu nước là đáng quý, là đáng trân trọng và đáng được tôn vinh. Nhưng theo tôi nghĩ, trong mỗi chúng ta cần có những việc làm thật đúng đắn, thực sự có ý nghĩa để góp phần mình vào việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ Quốc. Kết thúc bài viết, tôi xin trích dẫn câu nói của Bác Hồ: “các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
JUNXIAN
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét