Vận động ngoại giao xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam
1 Vài nét về vận động ngoại giao
Ngoại giao là đàm phán, thương lượng giữa các bên với nhau. Vận động ngoại giao là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên về một vấn đề nhất định bằng phương pháp ngoại giao. Theo đó, sẽ tiến tới một sự đồng nhất chung mà cả hai bên cùng có lợi về chính trị - quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội
Vận động ngoại giao trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam là sự thỏa thuận giữa Việt Nam và một hay nhiều nước nhất định. Theo đó, phía nước nước ngoài sẽ giúp Việt Nam loại trừ, hoặc không cho cư trú, hoặc hạn chế sự giúp đỡ với các cá nhân và tổ chức chống Nhà nước Việt Nam. Đổi lại, họ sẽ được Việt Nam cho hưởng một số quyền lợi nhất định về kinh tế, văn hóa, xã hội theo thỏa thuận. Tất cả đều thực hiện bằng con đường ngoại giao.
Ngoại giao hợp tác cùng phát triển |
2.Vận dụng vận động ngoại giao trên thế giới
Trong lịch sử rất nhiều nước vận dụng thành công vận động ngoại giao trong cuộc đấu tranh để xây dựng phát triển đất nước.
Chỉ mới đây, tháng 3/2012: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã vận dụng vận động ngoại giao thành công để vận động phía Campuchia trao trả phần tử chống đối Duy Ngô Nhĩ chạy khỏi Trung Quốc trốn sang Campuchia bất chấp sự phản đối của Mĩ về việc trao trả này. Đổi lại, phía Trung Quốc cũng “tặng” lại Campuchia 257 xe quân dụng sử dụng cho quân đội nước này.
Cũng xin nói một chút về cách vận động ngoại giao của Mĩ trong chiến tranh chống Việt Nam dân chủ cộng hòa ( 1954-1975)
Thời kì 1968 – 1975 sau những thất bại liên tiếp trên chiến trường Việt Nam,đặc biệt là thất bại trong chiến dịch tổng tiến công tết mậu thân 1968 của ta. Đế quốc Mĩ hiểu rõ rằng cội nguồn sức mạnh của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa không chỉ là tự thân mà có mà còn nhờ sự giúp đỡ mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần của phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô ( cũ) và Trung Quốc. Nhằm giảm bớt sự giúp đỡ của các nước này với miền Bắc xã hội chủ nghĩa thông qua đó làm suy giảm tiềm lực của Miền bắc XHCN từ đó thay đổi dần cục diện trên chiến trường miền Nam theo hướng có lợi cho Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Mĩ đã thực hiện chiến dịch vận động ngoại giao toàn cầu mà đối tượng chính là Liên Xô và Trung Quốc nhằm chia rẽ phong trào cách mạng Đông Dương
Để thực hiện chiến lược này, tháng 2/1972 tổng thống Mĩ là Nixsơn sang tham chính thức Trung Quốc, tháng 5/1972 Nixson sang thăm Liên Xô. Tại các chuyến thăm này Nixson bàn với các nước chủ nhà về vấn đề hạn chế sự giúp đỡ cách mạng Đông Dương và đổi lại là Mĩ sẽ mở rộng quan hệ kinh tế và đối ngoại với các nước này.
Cuộc vận động này của Mĩ đã đạt được một số thành quả mà rõ ràng nhất là bản “Thông cáo Thượng Hải – 1972”. 28/2/1972, Chu Ân Lai và Richard Nixon ký Thông cáo chung Thượng Hải; trong có 3 điểm liên quan đến Việt Nam:
1. Trung Quốc cam kết không can thiệp quân sự vào Đông Dương; đổi lại, Hoa Kỳ cam kết cùng Trung Quốc phối hợp chống "bá quyền" Liên Xô.
2. Trung Quốc chấp nhận kiềm chế Việt Nam; đổi lại, Hoa Kỳ giảm dần đi đến triệt thoái các căn cứ quân sự và quân đội Hoa Kỳ ở Đài Loan.
3. Trung Quốc chấp nhận để Hoa Kỳ giữ nguyên chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, không ủng hộ việc thành lập chính phủ liên hiệp ở miền Nam sau khi có hiệp định hòa bình; đổi lại, Hoa Kỳ ủng hộ Trung Quốc giữ ghế Thành viên cố định tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thay thế Đài Loan.
Như vậy, Trung Quốc đã bán đứng Việt Nam, ngày càng hạn chế giúp đỡ, thậm chí quay lưng chống phá cách mạng Việt Nam. Đổi lại Mĩ – Trung bình thường hóa quan hệ ngoại giao, sau đó Mĩ công nhận Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là ủy viên thường trực hội đồng bảo an Liên hợp quốc thay cho Trung Hoa dân quốc ( Đài Loan) đã suy yếu. Đây quả là một sự mua bán trắng trợn trên lưng của nhân dân Việt Nam, bản chất hai mặt, bội tín của Trung Quốc qua đó mà bộc lộ rõ. Tuy nhiên, âm mưu của Mĩ cuối cùng vẫn thất bại, chính quyền Sài Gòn vẫn sụp đổ, dân tộc ta được hoàn toàn độc lập, non sông Việt Nam vẫn qui về một mối.
Tuy Mĩ là một nước đế quốc luôn luôn tìm cách chống phá ta. Tuy nhiên: “dĩ độc trị độc” , cách họ vận động ngoại giao để chống lại cách mạng và nhân dân Việt Nam ta có nhiều điểm mà nếu ta học hỏi và vận dung được sẽ mang lại nhiều lợi ích quí báu cho cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay
3. Vận dụng vận động ngoại giao trong đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
Trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ ác liệt, để đảm bảo chi viện tối đa sức người sức của cho chiến trường miền Nam. Đảng và nhà nước ta đã mở tuyến đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Nhờ có mối quan hệ tốt với chính phủ kháng chiến Lào mà đướng mòn Hồ Chí Minh đã có nhiều nhánh đi xuyên qua đất Lào vào Nam thuận lợi và nhờ có sự vận động ngoại giao tốt với chính phủ trung lập của Xihanuc mà ta có điều kiện tập kết nhân lực, vật lực ở một số tỉnh nước bạn có biên giới giáp Việt Nam, từ đó chuyển vào chiến trường được thuận lợi, góp phần không nhỏ vào cuộc kháng chiến chống Mĩ của dân tộc
Trong thời kì từ sau 1975 tới 2000, nhờ vận dụng tốt vận động ngoại giao với hai nước bạn Lào và Campuchia nên chúng ta đã xây dựng được thế trận đánh địch từ xa, ngay trên đất bạn. Nhiều toán gián điệp biệt kích khi đi xuyên qua nước bạn để vào Việt Nam đều bị quân dân ta phối hợp với phía bạn chặn lại, bắt sống hoặc tiêu diệt như: năm 1987 quân dân Lào - Việt phối hợp chặn đánh và tiêu diệt Hoàng Cơ Minh và đồng bọn trong tổ chức phản động “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” (hiện nay số còn sót lại tập hợp dưới tên gọi mới mỹ miều hơn - Việt Tân) ngay tại đất Lào không cho chúng xâm nhập về Việt Nam hoạt động…
Thời gian qua, khi Việt Nam sử dụng vận động ngoại giao tốt với Lào, Campuchia, Thái Lan và các nước lân cận khác, số chống đối, các tổ chức chống đối ở bên ngoài không dám đặt chân vào các quốc gia này. Chính vì vậy, một số tổ chức khủng bố, tổ chức chống Việt Nam, như: Việt Tân, Chính phủ Việt Nam tự do... tập trung chủ yếu ở một số nước phương Tây.
Thiết nghĩ rằng, vẫn luôn có và sẽ còn tồn tại khá lâu nữa những cá nhân, tổ chức vì lợi ích mà phải bán rẻ lương tâm, bán rẻ linh hồn mình trở thành những kẻ "vong bản, vọng ngoại" chống phá Nhà nước Việt Nam. Hơn lúc nào hết Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam cần phải tăng cường vận động ngoại giao với các nước thế giới. Cụ thể là:
Về mục đích: làm cho các nước trên thế giới hiểu đúng về các vấn đề nhạy cảm (tự do, dân chủ, nhân quyền...) ở Việt Nam; hạn chế điều kiện hoạt động, tồn tại và phát triển của các tổ chức và cá nhân chống Việt Nam.
Về nguyên tắc: không thương lượng, trao đổi lợi ích cốt lõi hay nhượng bộ quyền lợi về chính trị.
Về đối tượng: đối tượng vận động chính là chính phủ các nước tư bản lớn, nơi các tổ chức chống phá đứng chân; vạch mặt, chỉ tên các cá nhân, tổ chức chống phá nguy hiểm.
Về phương pháp: Tranh thủ những chuyến thăm cấp cao của các nguyên thủ quốc gia, đưa vận động ngoại giao vào các buổi nghị sự, tọa đàm và thuyết phục nguyên thủ các nước hạn chế sự giúp đỡ các cá nhân, tổ chức chống phá; vận động ngoại giao thông qua hoạt động của các Bộ, Ngành trong trao đổi, đàm phán.
Vận động ngoại giao không gì khác là giúp cho thế giới hiểu hơn về đường lối, chính sách của Việt Nam; hiểu hơn về sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam; xóa đi những mặc cảm, sự khác biệt về các yếu tố để hướng tới lợi ích chung.
Chung tình yêu thương, giúp đỡ |
Mong muốn trên hết của chúng tôi (kenhvietnam) là mỗi người dân Việt Nam hãy thực hiện tốt vận động ngoại giao trong phát ngôn, trong tiếp xúc, trong thể hiện quan điểm của cá nhân mình trên tất cả các diễn đàn, các cuộc tiếp xúc với cá nhân, tổ chức nước ngoài. Điều đó thể hiện sự tự do trong tư tưởng, tự do trong ngôn luận vì lợi ích cá nhân và lợi ích của toàn dân tộc Việt Nam. Chứ không giống như "Tuyên bố 258" của một số kẻ chỉ biết kêu gào theo sự giật dây của những kẻ khác. Không một cá nhân, tổ chức nào được phép lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân. Đó là những điều người dân Việt Nam đều hiểu, nhưng có một số kẻ cố tình không hiểu để rồi vật vã kêu gào thương xót.
Nam Hoàng
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét