"Chậm hiểu" kiểu Bùi Tín
Cập nhật:
Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chính trị, Tiêu Điểm
Tác giả:
Nguyen Anh
Thưa quý vị và các bạn. Trên đây là bức ảnh của nhân vật Bùi Tín, một ông già năm nay đã 86 tuổi. Nếu ai quan tâm đến ông này thì chắc đã đọc bài viết “Kỷ lục về chậm hiểu” trên blog cá nhân của ông ta.
Có hơn một trang giấy thôi mà “chửi khéo” ghê! Quả không hổ danh “một nhà báo chuyên nghiệp, một nhà bình luận thời sự quốc tế” – cái danh mỹ miều mà VOA và “danchimviet.info” vẫn đặt cho. Mục đích chính của bài này chắc hẳn các bạn đọc xong sẽ hiểu ngay, đó là phê phán, đả phá chế độ XHCN và Nhà nước Việt Nam hiện nay. Tín tập trung nói xấu, khinh thường đội ngũ lãnh đạo Đảng, Nhà nước với một luận điệu “cũ rích” rằng: Việt Nam đàn áp tự do lập hội, xâm phạm nhân quyền. Hắn cho rằng đội ngũ lãnh đạo Việt Nam từ các đồng chí Bộ Chính trị, các cơ quan Quốc hội, Chính phủ và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam không đủ sức lãnh đạo đất nước. Tôi xin trích dẫn mấy ý và lời của hắn để các bạn cùng suy ngẫm:
Trước hết Tín cho rằng cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN lần thứ 8 (khóa XI)… khẳng định quyết tâm «ngăn chặn việc hình thành mọi tổ chức đối lập».
Hội nghị lần thứ 8 BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam đã diễn ra hết sức tốt đẹp, nối tiếp những thành công của những kỳ Hội nghị trước, trong đó bàn luận, xét duyệt và hoàn thiện bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, chuẩn bị đưa ra Quốc hội để thông qua. Để có được kết quả ấy, nước ta đã trải qua nhiều công đoạn xây dựng, sửa chữa, đóng góp ý kiến của đông đảo quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên. Bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp bây giờ và sau này khi Quốc hội thông qua sẽ là bản Hiến pháp mới của Việt Nam là “kết tinh của trí tuệ và hào khí Việt Nam”. Dự thảo tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giữ vững những tinh thần cơ bản của Hiến pháp trước đây, nó đại diện cho ý chí của toàn Đảng, toàn dân tộc Việt Nam.
Ở cái tầm trình độ của Tín, chắc ông ta thừa hiểu một điều rằng: “Một chính đảng nào thì cũng mang tính giai cấp, tính chiến đấu sâu sắc, đó là việc xác lập quyền lực thống trị”. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như vậy, đây là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Việt Nam. Đảng đại diện cho quyền lợi của giai cấp công nhân và toàn dân tộc. Quyền lợi đó là hòa hợp, thống nhất, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng XHCN. Đảng tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Chế định pháp luật Việt Nam tôn trọng pháp luật thế giới, phù hợp tinh thần dân tộc. Công dân Việt Nam có quyền hưởng tự do, trong đó có tự do lập hội. Đó là quyền lợi cơ bản và chính đáng, được pháp luật ghi nhận từ những ngày đầu thành lập nước đến nay.
Thưa ông Tín, việc “ngăn chặn sự hình thành của các tổ chức đối lập” của Đảng Cộng sản ở Việt Nam là một lẽ đương nhiên, mang tính tất yếu khách quan. Tôi hỏi ông: “Nếu ông là chủ hợp pháp một ngôi nhà, thì liệu ông có chấp nhận cho người khác xâm phạm đến ngôi nhà đó không?”. Vậy ông hiểu cái yếu tố “hợp pháp” là gì? Nó cũng giống như vai trò và lãnh đạo của Đảng Cộng sản ở đất nước Việt Nam, không chỉ phù hợp với pháp luật mà hơn cả, đó là lựa chọn của lịch sử, là ý nguyện của nhân dân. Tồn tại và đi lên cùng dân tộc hơn 83 mùa xuân, bản thân ông cũng từng là đảng viên cộng sản, ăn cơm nhà nước, chịu ơn của Đảng và nhân dân. Chỉ tiếc rằng lý tưởng cộng sản trong ông không còn nữa, thay vào đó là thứ gì thì chỉ ông mới hiểu. Cái điều ông muốn là sự hình thành và phát triển của các tổ chức đối lập với Đảng CSVN. Nhưng xin thưa: Đảng và Nhà nước tôn trọng và phát huy dân chủ, chẳng thế mà cả nước hiện nay có bao nhiêu tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức nghề nghiệp. Đó là những gì hả ông Tín, nhưng sự khác nhau ở đây là tổ chức ấy hoạt động tuân theo nguyên tắc, đường lối lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, chứ không phải “tổ chức vô tổ chức”, tổ chức có đường hướng hoạt động kiểu chống Đảng, Nhà nước, đi ngược lại với lợi ích dân tộc, quay lưng lại với lịch sử và thời đại.
Khá khen cho cái lập luận của ông Tín rằng: “Mọi người có trí khôn, có hiểu biết bình thường cũng có thể nhận ra rằng ý kiến khác nhau, nhiều khi trái ngược nhau, đối lập nhau là chuyện luôn luôn xảy ra ở mọi lúc mọi nơi, trên mọi lĩnh vực, thúc đẩy xã hôi tiến lên để tiếp cận với lẽ phải và chân lý”. Vậy nếu áp vào trường hợp Việt Nam và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì sao: Đảng ghi nhận các ý kiến đóng góp của các tổ chức, cá nhân. Đảng không ngừng xây dựng và chỉnh đốn cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng luôn tiếp cận và đấu tranh cho công lý và lẽ phải, xóa bỏ tình trạng người bóc lột người, cống hiến cho hòa bình và hạnh phúc nhân loại. Muốn vậy phải thực hiện “chuyên chính vô sản” đối với những loại người như ông: người có tư tưởng và chính kiến bất đồng. Một mục tiêu có nhiều con đường, có con đường chính nghĩa và con đường tà đạo. Ông đi trên con đường nào? Năm nay 86 tuổi rồi, ông muốn “tiêm nhiễm, đầu độc suy nghĩ và nhân cách trẻ Việt Nam” đến đâu cho cái sự nghiệp của ông.
Bùi Tín – ngạo mạn, “uất cùng đời”, khi nói rằng: “… đang có một tập thể gần 200 người không hiểu gì về xã hội dân sự, không hiểu gì về Công ước quốc tế về nhân quyền, chậm tiến về chính trị một cách tệ hại, lại đang tự nhận quyền lãnh đạo cả một đất nước gần 100 triệu dân”. 200 người ở đây là các Ủy viên BCH TƯ Đảng CSVN. Họ là đại diện tập thể lãnh đạo của đất nước, chắc tại cái máu “ghen ăn tức ở, uống chung nguồn nước nhưng khác nhau cái đầu” của Tín nên ông ta nói vậy. “Xã hội dân sự” ở đây là gì? Phải chăng là xã hội tự do vô kỷ luật, xã hội mà cái tôi cá nhân là tất cả, không còn để ý đến những luân thường đạo lý, kỷ cương phép nước. Đến thời nguyên thủy người ta cũng chẳng mong sống kiểu xã hội dân sự như của Tín chứ nói gì 2013 rồi.
Và cuối cùng là phát ngôn: “14.785 trí thức và công dân tỉnh táo ký tên vào Kiến nghị bác bỏ bản dự thảo hiện tại và đề ra một số nội dung chuẩn xác cho một bản hiến pháp dân chủ hợp thời đại, tập thể ấy đã tỏ ra sáng suốt, có trách nhiệm, tiền tiến hơn hẳn Bộ Chính trị và Ban Thường trực Quốc hội”. 14785 trí thức và công dân tỉnh táo mà Tín nhắc đến giờ này đang ở đâu. Họ nhận thức mơ hồ hay có điều gì khiến họ phải bất mãn đến như vậy. 14785 là con số cũng lớn thật đấy, nhưng so với 90 triệu dân của cả nước thì đáng mấy phần trăm. Xã hội nào chẳng vậy, có chính ắt có tà. Tiếc rằng quá nhỏ bé. Mong số người này hãy tỉnh táo nhìn nhận lại vấn đề.
Suýt nữa không để ý bức ảnh Tín để ở đầu bài viết này:
Ý gì đây nhỉ? Một ông già và lá cờ “búa liềm”. Cố tình hay vô ý chụp khuyết mất phần còn lại của lá cờ? Hay nó cũng là sự nhận thức hạn chế và sai lệch của Bùi Tín? Không biết thì phải học, biết ít học thêm, Bùi Tín đã sai lại còn láo!
Bố Ku Hải
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét