Quảng Cáo 720x90
Searching...

Thành công của Đại hội người Công giáo Việt Nam lần thứ VI nói lên điều gì?

Cập nhật: Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013 Hiện có: 0 bình luận Tag: , Tác giả:


Thiên chúa giáo là một tôn giáo lớn ở Việt Nam có lịch sử du nhập và phát triển khá lâu, hiện nay Việt Nam có khoảng hơn 6 triệu tín đồ Thiên chúa giáo. Đó là một bộ phận quan trọng, không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân.

Tuyệt đại bộ phận các chức sắc, tín đồ Thiên chúa giáo ở nước ta nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trải qua những năm thực dân, đế quốc xâm lược, đồng bào Thiên chúa giáo luôn kề vai sát cánh cùng nhân dân cả nước làm nên thắng lợi cách mạng. Từ khi Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới, tăng cường hội nhập quốc tế toàn diện, sâu sắc thì những đóng góp của chức sắc, tín đồ của Thiên chúa giáo càng trở nên rõ rệt, góp phần phát triển đất nước, nâng cao vị thế.

Để bù đắp những công lao của đồng bào Thiên chúa giáo cũng như các tín đồ tôn giáo khác, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo với tinh thần tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Vấn đề này đã được quy định từ trong bản Hiến pháp đầu tiên năm 1946, trải qua những lần sửa đổi Hiến pháp và hoàn thiện pháp luật, tự do tín ngưỡng, tôn giáo vẫn luôn được xác lập. Theo đó, công dân có quyền theo hoặc không theo bất kỳ một tôn giáo, tín ngưỡng nào. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tin ngưỡng, tôn giáo của công dân. Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo năm 2004 đã cụ thể hóa thành những quy định pháp lý. Cả thế giới và trong nước phải công nhận về mặt pháp lý, Việt Nam chặt chẽ và nhất quán chính sách tôn giáo, trong đó có các vấn đề về Thiên chúa giáo, hoàn toàn phù hợp với luật pháp thế giới, quyền tự do cơ bản của công dân, thể hiện bản chất ưu việt của hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Hiện nay có một thực trạng chúng ta dễ nhận ra rằng: Thiên chúa giáo đang bị lợi dụng vào các hoạt động để chống đối Đảng, Nhà nước. Bản thân ai cũng chiêm nghiệm một điều: Thế giới và xã hội luôn có hai lực lượng đối lập, giữa “chính” và “tà”, “tốt” và xấu”. Trên thế giới hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng phần lớn các nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa chỉ còn đếm trên đầu ngón tay. Tuy nhiên các nước này, trong đó có Việt Nam vẫn đứng vững, tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Các thế lực xấu luôn mong muốn lật đổ CNXH ở Việt Nam, chúng đã tích cực sử dụng những “gọng kìm” hòng bóp chết chế độ cộng sản. Và đó là lý do vì sao Thiên chúa giáo luôn bị lợi dụng vào các hoạt động nhằm chống đối Đảng, Nhà nước.

Thời gian qua đã xuất hiện nhiều vụ việc phức tạp liên quan đến vấn đề Thiên chúa giáo, tiêu biểu như các sự kiện 178 Nguyễn Lương Bằng, vụ Thái Hà – Nhà Chung, vụ linh mục Nguyễn Văn Lý ở Huế và một số vụ khác, trong các vụ việc này các đối tượng đã ráo riết kích động nhân dân phản đối chính quyền, tuyên truyền chống Nhà nước, gây bạo loạn, phá rối an ninh.v.v.. Các vụ việc trên đã tạo cớ cho các thế lực trong và ngoài nước can thiệp, vu cáo nước ta vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo. Đứng trước những âm mưu, hoạt động xấu xa này, Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương và biện pháp giải quyết hết sức khéo léo, đảm bảo xử lý các đối tượng xấu, ngăn cản những hậu quả về chính trị - xã hội, đồng thời vẫn chứng tỏ ý chí thực hiện nhất quán chính sách tự do tôn giáo, tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động theo Hiến chương, điều lệ của tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật.

Đó là một vấn đề nổi, vậy các vấn đề khác thì sao? Hiện nay các blogger và nhiều trang mạng cứ đồn thổi và đăng tải những thông tin, hình ảnh và gán cho Việt Nam một cái mác “Đất nước của những áp bức, bất công”, “Nhà nước đàn áp, vùi dập tôn giáo”, “Tự do giả tạo”.v.v. Họ tích cực đi đây đi đó, rình mò và chỉ mong muốn chụp lấy vài “khoảnh khắc” hay ghi lại những đoạn video có mặt cán bộ chính quyền trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo, với họ càng có mặt công an càng tốt. Bởi lẽ công an mặc sắc phục riêng, chẳng thể nhầm lẫn với các lực lượng khác, rồi thì cắt, ghép, dán ảnh, thổi phồng sự việc, đánh lừa dư luận. Vài ngày trước tôi có tận mắt chứng kiến mấy anh công an giải quyết vụ việc vi phạm hành chính, đứng mãi cả buổi chẳng thấy gì đặc biệt, thế mà tối về lên mạng đã thấy các bờ-lốc, bờ-lếch này tung hô cán bộ đánh dân, nhằm gây bức xúc trong nhân dân. Cũng tài thật, nghĩ rằng công nghệ hiện đại mang lại lắm lợi ích thì cũng kéo theo nhiều phiền toái. Người ta muốn làm gì chẳng được.

Lại nói về vấn đề quay phim, chụp ảnh làm “chứng cứ” tuyên truyền, kích động nói xấu Việt Nam, tôi lấy ra vài ví dụ về những photographer “chuyên nghiệp”, chắc chẳng ai lạ lẫm gì mấy cái tên như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy. Cách đây không lâu Blogger Nguyễn Lân Thắng có bài nói về truyền thông xã hội ở Việt Nam một cách “rất thẳng thắn”, và cái giá phải trả cho những phát ngôn đó là hắn đã bị bắt giữ. Có ai cấm hắn quay phim, chụp ảnh các vụ việc, trong đó có các vấn đề về thu hồi đất, tôn giáo đâu, quay về rồi chửi bới lung tung, vi phạm pháp luật bị xử lý thì lại bảo chính quyền “bịt mắt dư luận”, không cho hoạt động truyền thông tự do. Thật phiền toái thay!

Lại quay trở về Thiên chúa giáo ở Việt Nam, những năm qua bằng nỗ lực thực hiện chính sách tự do tôn giáo, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Lọt vào 47 nước thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc. Thiên chúa giáo ở Việt Nam phát triển theo đúng định hướng, giáo dân tích cực đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ trương “sống phúc âm giữa lòng dân tộc”, đồng bào giáo dân sống “tốt đời, đẹp đạo” được thực hiện hiệu quả. Đi nhiều nơi trên cả nước thấy khung cảnh yên vui, thanh bình, không có sự phân biệt “đạo” – “lương”, tất cả cùng chung sức chung lòng dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Một ngôi làng ở nông thôn tồn tại cả chùa, đình, miếu, nhà thờ.v.v. Bà con nhân dân được sinh hoạt tôn giáo và thỏa mãn tự do tín ngưỡng của mình, không hề có sự ép buộc, làm mất tự do như “ngoài kia” vẫn nói.

Sáng ngày 20 – 11 – 2013, tại Hà Nội, Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 2013 – 2018.
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự và phát biểu

Thành công của Đại hội người Công giáo Việt Nam xây dựng và bảo vệ Tổ quốc lần thứ VI đã trở thành minh chứng rõ rệt, cho thấy chính sách và quyết tâm thực hiện tích cực của Việt Nam về lĩnh vực tôn giáo nói chung, Thiên chúa giáo nói riêng. Đại hội thành công làm chuyển biến những suy nghĩ và nhận thức mập mờ về tự do tôn giáo ở Việt Nam của những người chưa được tận mắt chứng kiến, thể hiện sự nỗ lực và “giữ lời hứa” của Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, nó cũng ráng những đòn đau vào những kẻ cơ hội chính trị, những tên sâu bọ xấu xa. Hy vọng từ nay những kẻ này một là im lặng hoặc không thì “cải tà quy chính”. 
Bố Ku Hải





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY