Quảng Cáo 720x90
Searching...

Xã hội dân sự theo Đỗ Hoàng Điềm

Cập nhật: Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013 Hiện có: 0 bình luận Tag: , Tác giả:


Diễn đàn xã hội dân sự là một chủ đề đang rất hot trên trang web viettan.org và một số trang blog cá nhân. Vừa qua, Đỗ Hoàng Điềm – Chủ tịch "Đảng Việt Tân" đã có bài trả lời phỏng vấn đài “Tiếng nói đa nguyên” về vấn đề xã hội dân sự.

Trước hết Điềm giải thích về xã hội dân sự, sau một hồi trích dẫn loằng ngoằng từ thời cổ Hy Lạp đến cuối thế kỷ XX. Cuối cùng hắn chốt lại một câu về cái khái niệm xã hội dân sự: “Xã hội dân sự được hiểu một cách chung như là một khu vực sinh hoạt của xã hội, độc lập với chính quyền, trong đó người dân có thể thành lập các nhóm hay hội đoàn để vận động cho quan điểm hoặc là quyền lợi của cả nhóm. Các đoàn thể trong xã hội thì không lệ thuộc vào chính quyền, có thể tự nguyện tham gia và sinh hoạt trên nhiều lĩnh vực, thí dụ tôn giáo, chính trị, giáo dục..v.v.”. Và với Điềm, “sự hiện hữu của xã hội dân sự góp phần xây dựng và củng cố một nền sinh hoạt dân chủ”.

Nghe đến đây quý vị có thể thấy quan điểm “dân chủ công khai vô nguyên tắc” của kẻ đứng đầu Đảng Việt Tân. Hắn một mực cổ súy cho nền dân chủ, chủ trương đấu tranh bất bạo động cho một nền dân chủ ở Việt Nam. Nhưng dân chủ theo cách hiểu của hắn lại “có vấn đề”. Có lẽ chẳng ở đâu trên thế giới này người ta lại xác lập nền dân chủ vô nguyên tắc đến như vậy. Dân chủ phải gắn liền với kỷ cương, pháp luật của nhà nước. Đó mới là một nền dân chủ thực sự đúng đắn. Nói như vậy không có nghĩa là trói buộc dân chủ vào những quan điểm, đạo luật hà khắc do Nhà nước ban hành. Quý vị có thể thấy, ở bất kỳ quốc gia nào Nhà nước cũng đều  quản lý xã hội bằng một công cụ đắc lực là pháp luật. Việt Nam cũng không nằm ngoài điều đó. Dân chủ ở Việt Nam là dân là chủ và dân làm chủ. Tức người dân vừa là chủ thể, vừa thể hiện vai trò, trách nhiệm của người dân trong đời sống xã hội, trong quản lý đất nước. Ở Việt Nam, người dân là chủ nhân của đất nước. Nhân dân tin tưởng và lựa chọn Đảng Cộng sản là tổ chức tiên phong, lãnh đạo đất nước, bầu ra các cơ quan Nhà nước để thực hiện quyền dân chủ. Nhà nước ban hành kỷ cương, pháp luật không nhằm đàn áp quyền dân chủ mà ngược lại để củng cố và phát huy nền dân chủ. Hiến pháp – đạo luật gốc của Nhà nước qua các thời kỳ luôn minh chứng cho điều đó. Còn ngược lại với chúng ta, Đỗ Hoàng Điềm khát khao mong mỏi xây dựng một “Xã hội dân sự” mà ở đó “các đoàn thể độc lập với chính quyền, không phụ thuộc vào chính quyền”. Tôi nghĩ rằng đây chẳng phải là một ý muốn tốt đẹp gì của thủ lĩnh Việt Tân. Hắn đã vin cớ tự do, dân chủ, nhân quyền để kích động người khác mà thôi. Đối tượng hắn muốn nhắm tới là đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là những ai bất đồng chính kiến với chế độ nước ta. Xin cảnh giác trước ý đồ xấu xa này, rằng: chính quyền mỗi nước có cách quản lý khác nhau, nhưng tựu chung lại họ có một điểm giống đó là xác lập sự thống trị. Chẳng riêng gì Việt Nam mà các quốc gia khác cũng thế, ở đâu còn phân hóa giai cấp, ở đâu còn mâu thuẫn bất công thì sẽ tồn tại Nhà nước. Muốn thoát ly chính quyền, nhất là ở Việt Nam thì không bao giờ thành. Đặc biệt đây lại là chính quyền của dân, do dân, vì dân. Mong muốn của Đỗ Hoàng Điềm là đi ngược lại với lợi ích của nhân dân.

Quý vị và các bạn cứ thử suy ngẫm mà xem, nếu bây giờ cả xã hội không còn tuân theo pháp luật do Nhà nước – những người đại diện họ đặt ra, thì xã hội ấy sẽ ra sao? Đỗ Hoàng Điềm “cật lực đấu tranh” vì cái xã hội kiểu như thế, nếu đã “độc lập, không phụ thuộc vào chính quyền” thì khác gì Điềm mong muốn xóa bỏ tất cả các Nhà nước đang trị vì trên thế giới. Xã hội khi ấy ai thích làm gì thì làm, không có sự kết cấu, ràng buộc nhau thì làm gì còn xã hội. Tự do cá nhân như vậy là thái quá, sẽ không ai phấn đấu vì một cái gì tốt đẹp cho xã hội.

Diễn đàn xã hội dân sự - nơi tập trung những quan điểm chống đối rất ngu muội, cuội và nguội nữa. Khi được hỏi về “tình hình thực hiện xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay?”, Đỗ Hoàng Điềm đã nói rằng: “Tại Việt Nam hiện nay chúng ta chưa thật sự có được một xã hội dân sự theo đúng nghĩa của nó. Ở Việt Nam chính quyền vẫn dùng Mặt trận Tổ quốc làm phương tiện để ép các đoàn thể quần chúng phải nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền”.

Thế thì qua đây tôi cũng xin nói luôn rằng: Việt Nam chỉ xây dựng xã hội dân chủ chứ không xây dựng xã hội dân sự mà tồn tại kiểu dân chủ bất chấp như ông nói. Bản chất của dân chủ là tốt đẹp, là mục tiêu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam hướng tới, có dân chủ mới có công bằng, văn minh. Nhưng để đạt được mục tiêu ấy thì hơn bao giờ hết nó phải được đặt trong một trật tự tích cực và đúng đắn. Mặt trận Tổ quốc là trung tâm đoàn kết, tập hợp toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận nằm trong hệ thống chính trị XHCN ở nước ta và góp phần tích cực trong việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, hoàn toàn là tự do, tự nguyện, phù hợp với ý chí và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Ở Việt Nam tồn tại hàng trăm các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp và các đoàn thể khác nhau, ông Điềm ông hãy thử hỏi xem trong số đó có ai cảm thấy bị ép buộc không? Cái mà ông săm soi là những tổ chức hoạt động nằm ngoài mục đích chính đáng, lợi dụng quyền tự do, dân chủ để chống lại đất nước này, phản lại những lợi ích của tuyệt đại đa số đồng bào dân tộc.

Tiếp theo xin bàn về cái “tự do sinh hoạt chính trị” theo cách nhìn của Điềm. Hắn nói rằng người dân Việt Nam hiện nay không có được tự do sinh hoạt chính trị. Điều này là hoàn toàn trái ngược với những gì thực tế đang diễn ra. Tự do sinh hoạt chính trị là một quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm ở Việt Nam. Tôi xin cam đoan một điều rằng nếu quyền này không được thực hiện nghiêm túc thì không chỉ riêng Việt Nam mà ở tất cả mọi quốc gia, chính quyền sẽ bị phản đối, thậm chí bị lật đổ. Đâu đó như các nước Trung Đông đã xảy ra nhiều cuộc chính biến, trong đó có nguyên nhân đến từ việc “để mất lòng dân”. Ở Việt Nam, nhân quyền được đảm bảo, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do chính trị được cả trong và ngoài nước ghi nhận. Luận điệu mà thủ lĩnh Việt Tân đưa ra là không phù hợp, những hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất hay nhóm “Tuyên bố 258” thời gian qua đã vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc pháp chế, lợi dụng tiếng nói tự do để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Đấy cũng là những biểu hiện của tự do thái quá rất đáng chỉ trách. Ông Điềm, ông hãy đi sâu mà tìm hiểu về tự do sinh hoạt chính trị ở Việt Nam là như thế nào, chứ đừng có những đánh giá phiến diện như vậy. Có thể với một bộ phận “chân rết” ông là một gương sáng trên diễn đàn xã hội dân sự, là người đi đầu trong phong trào tự do, dân chủ. Nhưng với những gì ông thể hiện, trước mắt người dân Việt Nam và những công dân yêu nước khác thì điều ấy rất kinh tởm và cần thiết phỉ báng.

Và cuối cùng, có lẽ đúng hơn đó là những lời kêu gọi “không thể ngửi” được chứ không phải là những giải pháp đóng góp cho xây dựng xã hội dân sự ở Việt Nam mà Đỗ Hoàng Điềm vạch ra. Sự bất bạo động của Điềm thật nguy hiểm các bạn ạ, kiểu như là “trong bất động có động”, vẻ ngoài điềm tĩnh thế thôi, bên trong sâu sắc kích lòng nhân dân, nhưng kích nhầm chỗ. Ai lại nghe theo cái diễn đàn và mấy cái nhóm tuyên bố mà ông hướng ra. 
Qua đây, tôi cũng xin gửi tới các bạn đọc một tâm nguyện: Hãy thể hiện lòng yêu nước của mình một cách đúng đắn, tích cực. Nhiều người, tôi không nói riêng ai, cứ tự vỗ ngực tung hô là yêu nước. Nhưng thực sự hành động của họ là mu muội, đôi lúc lại là hại nước, hại dân như đám “rận chủ” ngoài kia. Các bạn hãy sáng suốt để nhận ra giữa tốt và xấu, từ đó tìm cho mình những hướng đi đúng. Lòng yêu nước chẳng phải đâu xa, các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu và vạch trần mọi luận điệu mượn tay nhân dân để chống lại chính nhân dân và Nhà nước này của các thế lực nêu trên.
Bố Ku Hải





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY