TRUNG QUỐC ĐI ĐÂU CŨNG VẬY
Cập nhật:
Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Tiêu Điểm, Xã hội
Tác giả:
Nguyen Anh
Trong Giải vô địch bóng ném nữ thế giới (Handball World Championship) 2013 giữa Trung Quốc và Serbia tại sân Cair Hall ở thành phố Nis tại Serbia, khi sắp thua, cầu thủ Trung Quốc đã ra độc chiêu buông bỏ banh để bóp cổ đối phương. Trong hình, nữ cầu thủ Jiaqin Zhao (trái) của đội bóng Trung Quốc đã xiết cổ nữ cầu thủ Sanja Damjanovic (phải) của đội Serbia. Kết quả trận này, đội Serbia đè bẹp đội Trung Quốc với tỷ số 32:18.
Chịu thế nào được? |
Dù xét theo khía cạnh hẹp như một vùng hay một đất nước, hay khía cạnh rộng như các nước với nhau, thể thao luôn là môi trường để con người có dịp giao lưu, học hỏi và rèn luyện sức khỏe, tăng cường mối quan hệ giữa con người với con người, dân tộc này với dân tộc khác. Chính vì vậy, người ta luôn coi trọng, đề cao tinh thần chơi đẹp, chơi hết mình (fairplay) trong thể thao. Ấy vậy mà chỉ để thắng, vận động viên Trung Quốc có thể dùng mọi cách, kể cả cách thô thiển và phản cảm nhất (bóp cổ đối phương), đi ngược lại với tinh thần mà mỗi người khi chơi thể thao cần có.
Mới chỉ ở lĩnh vực thể thao mà đã vậy, huống chi khi liên quan đến vấn đề lợi ích lớn hơn thì người Trung Quốc khó tránh khỏi việc dùng “tiểu xảo” để chơi xấu “đối thủ” với mong muốn lấy lợi về mình. Không cần nhìn đâu xa, trong việc tranh chấp tại khu vực biển Đông, Trung Quốc tự mình vẽ ra cái gọi là đường 9 đoạn hay còn gọi là đường lưỡi bò “liếm” gần như trọn vẹn biển Đông (vốn không thuộc chủ quyền của Trung Quốc). Sau khi vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của các nước trong khu vực cũng như dư luận thế giới, vụ “lưỡi bò” này coi như tạm lắng. Tạm lắng không có nghĩa là Trung Quốc dừng các hành động xâm lấn của mình lại. Trung Quốc tiếp tục cho tàu hải giám nhưng thực tế là những tàu chiến được hoán cải với mục đích tuần tra và gây hấn, chúng tổ chức cho các tàu hải giám đi theo bảo vệ tàu đánh cá của Trung Quốc ngang nhiên đánh bắt cá tại các vùng đặc quyền kinh tế các nước trong khu vực xảy ra tranh chấp. Philippines là một điển hình. Hồi tháng 4/2013, khi tàu chiến của Philippines đang cố gắng bắt giữ tàu cá của Trung Quốc đang đánh bắt trái phép trong vùng biển của Philippines thì 2 tàu hải giám của Trung Quốc đã ra chặn lại. Và sau đó thì vùng biển này các tàu cá của Philippines không vào đánh bắt được nữa, bởi nếu vào tàu hải giám Trung Quốc sẽ “bắn”. Tương tự như vậy, thi thoảng tàu cá Việt Nam lại bị “bắn” khi đang đánh bắt cá trong vùng biển của Việt Nam. Không dừng lại ở đó, tàu cá Trung Quốc còn vào quấy rối, cắt cáp tàu thăm dò dầu khí của Việt Nam. Tất cả những hành động quấy rối, khiêu khích của Trung Quốc đều chỉ có một mục đích duy nhất đó là bành trướng lãnh thổ. Nguồn lợi về tài nguyên thiên nhiên ở biển Đông là rất lớn. Đứng trước cơn đói khát, Trung Quốc không thể khoanh tay ngồi yên. Chúng dùng đủ mọi chiêu trò, từ chính trị cho đến kinh tế, các hành động quấy rối tại nơi tranh chấp với mong muốn giành hết miếng bánh biển Đông về phần mình.
Trong lúc tình hình biển Đông căng thẳng như vậy mới thấy, ngư dân của chúng ta đều là những người có trí bền gan sắt. Trước sự quấy rối mạnh mẽ từ phía Trung Quốc, thậm chí đe dọa tính mạng bản thân, ngư dân Việt Nam vẫn quyết tâm bám biển, trụ lại biển để giữ chủ quyền đất nước, không chỉ cho họ hôm nay mà còn là cho con cháu sau này. Ngư dân của chúng ta đã thành lập các nhóm tàu đông đảo đi cùng nhau đánh bắt cá để có thể kết hợp với nhau chống lại sự quấy rối, đe dọa của Trung Quốc. Ngoài ra, lực lượng Cảnh sát biển, Bộ đội Biên phòng của ta cũng liên tục tuần tra, giữ liên lạc với số ngư dân đang đi đánh bắt để có thể kịp thời ra bảo vệ ngư dân của mình. Với sự nhất trí đồng lòng của toàn bộ dân tộc ta, tôi tin chúng ta có thể bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước và sớm giành lại quần đảo Hoàng Sa từ tay Trung Quốc trong tương lai không xa.
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét