Quảng Cáo 720x90
Searching...

Sự thật không thể xuyên tạc

Cập nhật: Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014 Hiện có: 0 bình luận Tag: Tác giả:



Ảnh: Tố Uyên - TTXVN
Ngày 07/2 /2014 nhóm làm việc theo Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát của Hội đồng nhân quyền đã thông qua Báo cáo quốc gia chu kỳ 2 của Việt Nam. Kỳ báo cáo này là cơ hội tốt đối với nước ta, để giới thiệu với bạn bè quốc tế những thành tựu của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Đây cũng là dịp để Việt Nam chia sẻ với bạn bè quốc tế những kinh nghiệm, khó khăn và những mặt còn hạn chế trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, một số thành phần bất mãn đã lợi dụng dịp này xuyên tạc những nỗ lực và thành tựu đạt được của Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đầy quyền con người. Trước đó chúng tổ chức đoàn làm việc đến tiếp xúc với đại diện Cao ủy Liên Hiệp quốc về nhân quyền và đại sứ quán các nước phương Tây, bôi nhọ Nhà nước ta, vu khống Việt Nam vi phạm quyền tự do dân chủ. Trên các diễn đàn phản động một số kẻ tự phong là các nhà luật gia, các nhà hoạt động dân chủ nhân quyền ra rả những luận điệu cũ rích nhằm chống phá chế độ ta. Chúng mơ mộng, ảo tưởng đề ra kế hoạch yêu cầu quốc tế khai trừ Việt Nam ra khỏi Hội đồng nhân quyền.  Ngay sau khi nhóm làm việc của Hội đồng nhân quyền thông qua báo cáo của Việt Nam chúng đã xuyên tạc bóp méo nội dung của các khuyến nghị. Việc làm của chúng, xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân hẹp hòi, mưu cầu lợi ích cho bản thân, hướng tới làm giảm uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.
Cộng đồng quốc tế đều thống nhất nhìn nhận rằng không có quốc gia nào có thể tự xem là hoàn hảo trong lĩnh vực nhân quyền. Những khuyến nghị được nêu là cơ sở để chúng ta hoàn thiện hơn nữa cơ chế bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, chứ không phải là cớ để chỉ trích.  Đảng và Nhà nước ta cũng đã thẳng thắn thừa nhận rằng ở Việt Nam dân chủ chưa được phát huy đầy đủ, quyền làm chủ của nhân dân ở một số nơi, trên một vài lĩnh vực còn bị vi phạm, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước. Nhưng nhìn tổng thể, trong công cuộc xây dựng đổi mới đất nước chúng ta đã dành được rất nhiều thành tựu đáng ngợi khen trong việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội, đầu tư về giáo dục, y tế, cải thiện cuộc sống người dân. Các quyền và tự do cơ bản của nhân dân được bảo vệ bởi hiến pháp và pháp luật và bảo đảm thực hiện bằng nhiều chủ trương, chính sách. Vai trò kiểm tra, giám sát hoạt động của người dân đối với hoạt động của các cơ quan Nhà nước được tăng cường, đặc biệt thông qua các phiên chất vấn công khai. Thông qua cơ chế khiếu nại, tố cáo, quy chế dân chủ cơ sở, qua hệ thống các tổ chức chính trị xã hội, báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng, tiếng nói của nhân dân về những vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng được phát huy.    
Tháng 11/ 2013 Việt Nam trúng cử vào Hội đồng nhân quyền với số phiếu cao nhất (184/193) trong số 14 nước trúng cử. Sự kiện này mang nhiều ý nghĩa lớn lao. Đó là sự đánh giá cao và ghi nhận rộng rãi của cộng đồng quốc tế đối với các thành tựu của nước ta trong bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Điều này cũng thể hiện uy tín, vị thế quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam và sự đánh giá cao của quốc tế đối với vai trò, đóng góp của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc và các diễn đàn đa phương khác. Trong phạm vi khu vực Đông Nam Á, Việt Nam tích cực tham gia và có nhiều đóng góp quan trọng vào hoạt động của Ủy ban liên chính phủ ASEAN về nhân quyền, Ủy ban ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của phụ nữ và trẻ em. Lãnh đạo các quốc gia thành viên ASEAN đã thông qua Tuyên bố nhân quyền ASEAN – văn kiện chính trị toàn diện đầu tiên của Hiệp hội trong lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Tuyên bố này là minh chứng cho những nỗ lực và quyết tâm của các quốc gia Đông Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng trong việc bảo vệ quyền và tự do cơ bản của con người.
Báo cáo quốc gia của Việt Nam đã được Cộng đồng quốc tế đón nhận và hoan nghênh. Hội đồng nhân quyền và các cơ chế khác của Liên Hiệp quốc về nhân quyền luôn đề cao xu hướng thúc đẩy đối thoại, không đối đầu và chính trị hóa, phát huy cách tiếp cận cân bằng, khách quan và toàn diện. Những tiếng nói của một nhóm nhỏ bất mãn, mưu cầu lợi ích chính trị và vật chất cho bản thân đã trở nên lạc điệu. Cộng đồng quốc tế luôn ghi nhận và có đánh giá khách quan về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. 
Dân An





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY