Quảng Cáo 720x90
Searching...

Sự so sánh khập khiễng hay âm mưu diễn biến hòa bình

Cập nhật: Thứ Tư, 2 tháng 4, 2014 Hiện có: 0 bình luận Tag: Tác giả:


  “Hãy chỉ cho tôi thấy rằng tôi đã sai nếu nói: Người Việt không biết xếp hàng, xếp hàng chỉ dành cho học sinh tiểu học; người Việt không biết tự hào về người Việt, nếu không thì Flappy Bird đã không phải chết yểu đau đớn; người Việt chửi hay còn hơn hát, cứ xách ba lô ra tới thủ đô một chuyến thì sẽ được mục sở thị; người Việt vẫn còn luyến tiếc văn hóa làng xã, giai cấp nếu không phải thế thì họ đã không đứng thẳng người chửi đổng và cúi rạp mình trước quyền lực bất công mà chẳng dám lên tiếng; người Việt có đôi mắt siêu hạng nhất vì nhìn đâu cũng thấy cơ hội để mánh mun, lọc lừa.” đây là một phần trong luận điệu nhằm gây ra tự diễn biến trong nội bộ quần chúng mà các thế lực thù địch đang âm mưu từng bước làm thay đổi và ảnh hưởng đến sự ổn định chính trị của đất nước. Không biết tại sao tác giả của bài viết “tôi tự hào là người Nhật” lại cứ đi bới móc những mặt tiêu cực trong xã hội của Việt Nam để so sánh với những cái tốt đẹp của nước bạn, phải chăng đây là một sự sắp đặt có chủ ý?!
Một sự đơn giản rằng là tại sao tác giả không đem những nét đẹp về truyền thống văn hóa, tương thân tương ái, lòng yêu thương con người, ví dụ như trong sự việc tìm kiếm máy bay mất tích MH 370, Việt Nam đã được cộng đồng thế giới đánh giá cao trong việc giúp đỡ nước bạn tìm kiếm, rồi thì những truyền thống văn hóa vẫn được gìn giữ và được cả thế giới công nhận là di sản văn hóa thế giới,….Ấy thế mà tác giả lại cứ lấy những cái tiêu cực trong xã hội ra để mà phê phán. Đã là xã hội thì chắc chắn ở bất kì đâu, ở bất kì nơi nào cũng không thể tránh khỏi có những sự tiêu cực này khác, các vị kêu Nhật là đáng tự hào thế mà gần đây chính báo chí Nhật Bản đã phanh phui vụ án tham ô, tham nhũng vốn ODA lên đến hàng triệu đô la, sao không lấy ví dụ ấy để so sánh với tinh thần quốc tế của Việt Nam khi giúp nước bạn Malaisia. Rõ ràng tác giả của bài “ tôi tự hào là người Nhật” có một ẩn ý, một âm mưu muốn gây chia rẽ mối quan hệ truyền thống 2 nước Việt - Nhật, mặt khác có âm mưu kích động, gây diễn biến tâm lý xấu trong xã hội khi so sánh như vậy. Phải chăng đây là một âm mưu diễn biến hòa bình?
Mặt khác, chúng ta có thể thấy rõ ràng luận điệu tuyên truyền của các thế lực thù địch muốn gây bất ổn trong xã hội Việt Nam qua những luận điệu như : “Đất nước ấy có 80 triệu dân, và hơn 4 triệu đã thoát ra nước khác, bằng con đường hợp pháp hay bất hợp pháp, vì không còn muốn làm công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.” Những kẻ phản động đã cố tình vơ đũa cả nắm khi cho rằng những người Việt đang sinh sống lao động ở nước ngoài vì không muốn làm công dân Việt Nam. Đây là sự quy chụp vô căn cứ và xuyên tạc, Đảng ta đã khẳng định, Kiều bào Việt Nam ở nước ngoài là một bộ phận không thể tách dời của dân tộc Việt Nam, có vai trò, vị trí quan trọng trong việc chung tay xây dựng phát triển đất nước giàu mạnh. Đúng là chỉ có những kẻ cơ hội chính trị với đầu óc đen tối, thiển cận mới đem mớ luận điệu này ra để tuyên truyền, bóp méo sự thật về những người con Kiều bào làm việc ở nước ngoài.
Có thể nhận thấy rằng âm mưu của các thế lực thù địch là không bao giờ từ bỏ việc sử dụng diễn biến hòa bình để tác động đến tình hình ổn định chính trị của nước ta hiện nay, chúng sử dụng nhiều phương thức và phương pháp khác nhau, nhưng tập chung chính là sử dụng luận điệu tuyên truyền chống phá, lấy các ví dụ không phù hợp nhằm gây ra hoang mang chia rẽ trong quần chúng “Hãy nhìn qua ba “con rồng Châu Á” hiện nay: Nhật Bản, Nam Hàn, Singapore. Ba nước này đều là đảo quốc hay bán đảo, không được thiên nhiên ưu đãi như Việt Nam, nhưng đã trở thành những quốc gia phú cường, dân chủ và tiến bộ, nhờ có những người lãnh đạo tài trí với tầm nhìn xa và quyết tâm thay đổi đất nước: Nhật Bản với Minh-Trị Thiên Hoàng (Meiji-tenno), Singapore với Lý Quang Diệu, Nam Hàn với Pak Chung Hee.”
Mỗi đất nước đều có những điều kiện, hoàn cảnh phát triển khác nhau, không thể cứ lấy những nước phát triển ra để so sánh với đất nước đang phát triển vừa thoát nghèo. Thử hỏi rằng nếu các nước kia phải chịu hàng trăm năm chiến tranh tàn phá, rồi thì không được các nước tư bản hậu thuẫn thì liệu có được như thế không?
 Dù sao đi chăng nữa thì không thể phủ nhận rằng Việt Nam đang là một điểm sáng ở Đông Nam Á nói riêng và Châu Á nói chung, từng bước phát triển và khẳng định mình với thế giới, phát huy truyền thống văn hóa dân tộc nghìn năm, hòa nhập nhưng không hòa tan.
                                                                             Dương Gia Huy





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY