Một số vấn đề xung quanh HD981
Sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 ra biển Đông , xâm phạm chủ quyền biên giới biển của Việt Nam trở thành một tâm điểm chú ý trong dư luận xã hội những ngày vừa qua. Có rất nhiều luồng ý kiến và tư tưởng khác nhau xung quanh sự việc này. Theo quan điểm thống nhất chung của Việt Nam là "Việt Nam kiên trì sử dụng các biện pháp hòa bình, trao đổi với Trung Quốc để giải quyết vấn đề, dựa trên luật pháp quốc tế và Công ước về luật biển năm 1982". Còn trên các trang mạng xã hội thì có thể thấy rằng lòng yêu nước đang sôi sục mạnh mẽ trong mọi tầng lớp nhân dân với những khẩu hiệu và lời nói thể hiện tinh thần dân tộc, ý chí quyết tâm bảo vệ và giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, âm mưu kích động, tuyên truyền, xuyên tạc, diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch nhằm gây ra những luồng thông tin sai lệch, kích động, lôi kéo làn sóng biểu tình chống Trung Quốc, nhưng thực chất âm mưu của chúng là gây mất ổn định tình hình chính trị, xã hội ở Việt Nam. Kiểu như đục nước béo cò, từng bước trong kế hoạch của thế lực thù địch là làm suy yếu sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Mỗi người dân cần nâng cao trách nhiệm, cảnh giác trước những luận điệu của bọn phản động, tình yêu đất nước là quan trọng nhưng cần phải sáng suốt và lý trí, tránh để các đối tượng thù địch lợi dụng, lôi kéo.
Có thể thấy rằng, một số quan điểm khác nhau đã được đưa ra về phản ứng của Việt Nam với sự kiện hôm 3 tháng 5 vừa qua, nhưng khi đem các vấn đề cụ thể ra cân nhắc và xem xét thì chúng ta có nhiều cách tiếp cận khác nhau để có cái nhìn và hành động đúng đắn. Chứ không phải như những kẻ phản động rêu rao kích động rằng hãy đem tàu ngầm Kilo, Su-30 ra để bảo vệ Tổ quốc, liều mình không phải là phương pháp xử lý trong hoàn cảnh hiện nay, hòa bình và mềm dẻo đồng thời khôn khéo, quyết liệt vừa đảm bảo bảo vệ đất nước, vừa đảm bảo không để căng thẳng leo cao. Một số lý do giúp chúng ta hiểu rõ hơn như sau:
+ Chúng ta chủ trương sử dụng các lực lượng dân sự trong tranh chấp và bảo vệ vùng chủ quyền lãnh hải của mình. Dù có vũ trang nhưng các tàu CSB và KN vẫn thuộc lực lượng dân sự.
Việc triển khai các tàu Hải quân như Gepard hay Kilo sẽ cho Trung Quốc cái cớ để triển khai tàu chiến của họ vào vùng biển của ta. Nếu TQ triển khai tàu Hải quân, ta sẽ rất khó khăn trong việc kiểm soát hải phận và vùng đặc quyền kinh tế, đồng thời làm ngư dân rất dễ bị tấn công. Đồng thời, các ta ù của Trung Quốc sẽ vô tư thực hiện các hoạt động trinh sát do thám lãnh hải, lãnh thổ của ta.
Tất nhiên, không triển khai tới vùng giao tranh không có nghĩa là ta không sử dụng chúng. Các tàu Hải quân vẫn hoạt động ở vùng rìa, sẵn sàng ứng cứu cho lực lượng CSB và KN khi cần thiết.
+ Bảo vệ lực lượng cũng như bí mật quân sự
Các tàu Hải quân như Gepard và Kilo vốn không được thiết kế cho các nhiệm vụ đâm húc.
Các tàu Hải quân như Gepard và Kilo vốn không được thiết kế cho các nhiệm vụ đâm húc.
Nếu triển khai ở vùng giao tranh, chúng rất dễ bị hư hại khi phải đối đầu với các loại tàu gia cố thân mũi hoặc tàu chiến hoán cải như tàu Hải giám Trung Quốc. Khi đó, lực lượng Hải quân của ta sẽ bị mất đi những nắm đấm mạnh nhất.
Đồng thời, việc triển khai chúng sẽ làm các dấu hiệu nhận dạng tàu bị lộ. Trung Quốc có nhiều Kilo và Su-30 hơn cả ta, không có nghĩa là họ biết hết được các bí mật tác chiến trên vũ khí của ta. Nếu mang ra, không khác gì ta tặng cho họ các thông số nhận diện tàu, và nó sẽ được dùng để chống lại chúng ta sau này. Điều đó cũng tương tự với các tàu chiến và máy bay khác.
+ Không phù hợp với chính sách ngoại giao. Chúng ta đang theo đuổi chính sách ngoại giao hòa bình, sử dụng các biện pháp ngoại giao trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp quốc tế.
Dù sự ủng hộ quốc tế không ảnh hưởng quá nhiều tới giao tranh, chỉ dừng ở mức "quan ngại" và "kêu gọi kiềm chế", nhưng chúng ta vẫn cần mọi sự ủng hộ trên thế giới. Khi đó, chúng ta sẽ không đơn độc trong cuộc đấu tranh chống lại lực lượng bành trướng Bắc Kinh.
Đây là cách nhìn nhận ở khía cạnh khá là an toàn, đảm bảo chúng ta vừa thực hiện được yêu cầu ngăn chặn các hành vi vi phạm của Trung Quốc, vừa đảm bảo không bị kích động dẫn tới những phản ứng thái quá. Chúng ta thấy rằng, hành động của Trung Quốc là nguy hiểm trong tình hình hiện nay khi mà biển Đông vẫn là một vấn đề nóng ở Đông Nam Á, vi phạm các cam kết COC và gây lên làn sóng phản đối mạnh mẽ của cả thế giới. Hành động của chúng ta là hãy là những công dân yêu nước sáng suốt, không vì những lời lẽ kích động mà a dua theo những kẻ phản động, cơ hội để gây xấu thêm tình hình ổn định của xã hội, chung tay bảo vệ đất nước, quyết tâm giữ vững chủ quyền lãnh thổ đất nước.
Vũ Tuấn
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét