Trung Quốc có phải là tiểu nhân?
Cập nhật:
Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chính trị, Tiêu Điểm
Tác giả:
Nguyen Anh
Xã hội Trung Quốc từ ngàn đời nay vẫn chia ra làm hai loại: quân tử và tiểu nhân. Tôi không muốn lạm bàn về hai vấn đề này mà chỉ muốn đề cập xem Trung Quốc có phải là tiểu nhân hay không.
Khổng Tử dạy, phàm là tiểu nhân, xem trọng lợi ích trên cả danh dự. Lợi ích ở Biển Đông là quá lớn, chính vì vậy mà Trung Quốc đã nổi lòng tham từ lâu và tìm mọi cách để chiếm trọn khu vực này. Trung Quốc bị cả thế giới lên án về hành vi vi phạm pháp luật quốc tế, xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền trong vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nhưng như thế vẫn chưa đủ để Trung Quốc tỉnh ngộ trong "giấc mộng độc chiếm Biển Đông, khống chế thế giới".
Phàm là tiểu nhân, nghĩa là lời nói không đi với việc làm, theo kiểu nói một đằng làm một nẻo, nói zậy nhưng không phải zậy. Xem thế thì tiêu chí này Chính quyền Trung Quốc đã đạt được. Ông Tập Cận Bình và các quan chức cấp cao khác của Trung Quốc đều tuyên bố: "Trung Quốc trỗi dậy hòa bình" - nghĩa là lớn mạnh nhưng không gây nguy hại cho các quốc gia khác; phát triển tiềm lực quân sự là để bảo vệ đất nước... Nhưng rồi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố "đường chín đoạn" chiếm gần 90% Biển Đông - thể hiện sự phi lý và ngang ngược của Trung Quốc. Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, ngang nhiên đưa lực lượng ra "bảo vệ" giàn khoan này, đưa ra vùng cấm hoạt động...
Phàm là tiểu nhân, nghĩa là coi thường luật pháp. Xem thế thì tiêu chí này Chính quyền Trung Quốc cũng đã đạt được. Trung Quốc tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 từ ngày 7-6-1996. Nghĩa là từ thời điểm này, Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của Công ước luật biển.
Phàm là tiểu nhân, nghĩa là hiếp đáp những người yếu hơn mình. Yếu hơn về sức chứ không hẳn yếu lý. Về điều này Trung Quốc cũng đã đạt tiêu chuẩn. Với sức mạnh quân sự của mình, Trung Quốc đang đe ép các quốc gia láng giềng trên biển. Tranh chấp với đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Lợi dụng chia cắt hai miền Nam, Bắc, năm 1974, Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam. Hiện tại, Trung Quốc đang hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Đến đây đủ để kết luận Trung Quốc là tiểu nhân trong quan hệ ứng xử trên biển, một kiểu ngụy quân tử thời hiện đại.
Khi Trung Quốc đang là mối đe dọa của các quốc gia trên thế giới, Trung Quốc vẫn kiêng dè sức ép của quốc tế. Nhưng trong quan hệ với các quốc gia riêng lẻ có lẽ Trung Quốc chỉ còn lo ngại có Nga, Mỹ. Cả thế giới đang ủng hộ Việt Nam không phải vì Việt Nam là nước nhỏ, tiềm lực kinh tế và quân sự chưa mạnh, mà do Việt Nam có chính nghĩa. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền không thể chối cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan HD981 trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, khiêu khích các quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia trong khu vực Biển Đông, trong đó có Việt Nam.
Liệu Trung Quốc có làm được điều này |
Trung Quốc đang tự đánh mất hình ảnh tốt đẹp của mình. Thế giới nhìn vào Trung Quốc và nhận ra rằng đây chính là mối đe dọa cho toàn nhân loại. Chắc chắn điều này không có lợi cho Trung Quốc.
Khổng Tử từng nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" - "Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác". Người Trung Quốc rất đỗi tự hào về Khổng Tử vậy mà ngay cả lời dạy của Khổng Tử chính quyền Trung Quốc cũng không hiểu được để thực hành, đủ để thấy lợi ích đối với tiểu nhân quan trọng hơn lời dạy cuả người mình tôn kính.
Ở đời, quân tử và tiểu nhân là hai thái cực trái ngược, đối nghịch nhưng hoàn có thể hoán đổi. Các quốc gia trên thế giới đều mong muốn giải quyết tranh chấp trên biển bằng đối thoại trên cơ sở pháp luật quốc tế. Lời khuyên đối với chính quyền Trung Quốc là: đừng tự biến mình thành tiểu nhân, trở thành kẻ thù của nhân loại; đã có những hành động sai trái thì cần và nên biết sửa sai. Dám nhận sai lầm khuyết điểm và dám sửa sai cũng là một tiêu chí của người quân tử!
Trần Công Trọng
Tác giả Trần Công Trọng có bài luận rất hay về Tiểu nhân, đưa ra lời khuyên xác đáng. Mong mọi người cùng chia sẽ bài viết rộng rãi để ông Tập Cận Bình có thể đọc được mà tỉnh ngộ!
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét