Quảng Cáo 720x90
Searching...

10 năm tái thiết Irac chúng ta thấy gì?

Cập nhật: Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014 Hiện có: 0 bình luận Tag: Tác giả:



Chủ đề Irac đã từng là một đề tài thời thượng cho mọi chính khách, là chủ đề nóng một thời cho các tổ chức Quốc tế hay các cuộc gặp thượng đỉnh bên lề của các chính khách. Nó cũng đồng thời là chủ đề tung hô cổ súy muôn thửa của các “nhà dân chủ” khắp nơi trên thế giới vẫn đang ngày đêm miệt mài đấu tranh cho lý tưởng ảo vọng của họ. Nay Irac lại một lần nữa khuấy động thế giới bởi tình hình bất ổn của họ, mà theo như truyền thông thì một cuộc chiến tranh có thể đang kề trên cổ người dân Irac.
      Người Mỹ đã tiến hành một cuộc chiến tranh chớp nhoáng và lật đổ chính quyền Saddam Hussen, dựng nên một chính quyền mới thân Mỹ, chính quyền này đã thực hiện một cuộc chiến tranh ủy nhiệm từ người Mỹ để Mỹ rút quân khỏi Irac trong danh dự. Chiếm được Iraq không quá khó đối với Mỹ, nhưng áp đặt giá trị Mỹ lên Iraq là một điều không tưởng. Giá trị dân chủ đầu tiên mà Mỹ đưa đến cho người dân Irac đó là sự rối loạn đất nước, Irac xây dựng lại từ đầu trên một đống đổ nát do bom đạn cày xới. Tưởng chừng như với những lời lẽ ca tụng của truyền thông phương Tây thì sau “công cuộc lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussen” ắt hẳn Irac sẽ lật sang một trang mới, đó là bước vào kỷ nguyên dân chủ, giàu mạnh. Nhưng ai ngờ, tất cả chúng ta đã lầm lẫn.
      Thực tế bao giờ cũng phũ phàng so với những lý thuyết đẹp đẽ trên môi các chính khách cũng như sự ca tụng của giới truyền thông. Irac là ví dụ điển hình cho điều đó. Người dân cố để sống sót sau những trận tàn phá của bom đạn, tên lửa do quân đội đồng minh và Mỹ cày xới. Cố gắng thích nghi với chính phủ mới, tái thiết lại đất nước. Nhưng bản thân nền văn hóa đa sắc tộc, những yếu tố bất ổn tồn tại bên trong do nhiều tôn giáo, cụ thể nhất là hai dòng Hồi giáo, Shiet, Sunni đã cướp đi chính giấc mơ của người Irac muốn hòa bình. Nhưng yếu tố đó cũng không căng thẳng như dưới thời Saddam Hussen, do có một chính quyền tập trung thống nhất.
     Đất nước Irac được coi là đất nước vùng Vịnh nằm ở rốn dầu thế giới, sự giàu có tài nguyên dầu khí được coi như là nguyên nhân sâu xa cho các cuộc chiến vùng Vịnh của hai đời Bus cha và Bus con. Những màn kịch dối trá một cách trơ trẽn đến những thủ đoạn chính trị bịp bợm truyền thông để tiến hành cuộc chiến Irac tuy ít nhiều đã được phơi bày. Nhưng đau đớn hơn đó là sự phơi bày thực tại của Irac hôm nay. Chỉ trong ba ngày, phiến quân dòng Sunni thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và phương Đông (ISIL) đã chiếm gần 50% lãnh thổ Iraq. Chính quyền Iraq đã phải làm tất cả để ngăn chặn tình trạng này, nhưng một ngày trôi qua vẫn xảy ra đấu súng và hành quyết dã man giữa các phe phái Hồi giáo. Và một cuộc chiến tranh Iraq đang tới gần, Mỹ đã và đang có những động thái quân sự chuẩn bị cho một cuộc can thiệp. Cho dù Mỹ đã được lợi ích rất nhiều, đó là đã che chở cho đồng minh Isarel thoát khỏi chính quyền Saddam Hussen, Mỹ đã được rất nhiều món lợi béo bở từ dầu khí. Nhưng tương lai đầy đen tối vẫn mãi treo trên đầu người dân Iraq.
     Sau hơn 10 năm  qua, khi mà Mỹ tiến công Iraq thì những nguồn lợi dầu mỏ đã bị chia sẻ để chảy vào túi các nhà tài phiệt Mỹ. Còn cái gọi là lật đổ chế độ độc tài Saddam Hussen và xây dựng một chế độ dân chủ đem lại lợi ích cho người dân Iraq vẫn chỉ là lời hứa. Iraq vẫn là một bãi chiến trường của chính họ, với xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo liên miên, khủng bố xảy ra như cơm bữa. Có lẽ điều hoàn hảo nhất mà Mỹ đã làm được đó là lừa bịp cộng đồng thế giới, lừa mị người dân Iraq. Nhưng đúng như câu phương ngôn rằng “có thể lừa một người mọi lúc, lừa mọi người một lúc nhưng không thể lừa tất cả mọi người trong mọi lúc”. Thực tại hỗn loạn của Iraq hiện nay đã bóc mẽ được điều đó. Cuộc chiến tranh Mỹ và đồng minh gây ra là vì lợi ích của họ mà xâm phạm một cách trắng trợn độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của nước khác, chà đạp lên trật tự tự nhiên của thế giới tôn giáo, nền tảng văn hóa của một dân tộc, và để lại hệ lụy hết sức khó lường.

       Irac hay Lybia và còn nhiều nơi khác nữa trên quả đất nhỏ bé chúng ta, đó là miền đất cho những sự hối hận muộn màng. Sự hối hận của người dân đối với cái gọi là xu thế và trào lưu dân chủ phương Tây, những trào lưu gắn liền với các nhà dân chủ và bom đạn của họ. Có lẽ bài học này sẽ mãi không hết giá trị đối với các nước bé khi mà thế giới vẫn đang có những biến động xung đột hết sức khó lường. 
Quốc Thái





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY