Quảng Cáo 720x90
Searching...

Cần sự kiểm duyệt báo chí chặt chẽ hơn nữa

Cập nhật: Thứ Bảy, 23 tháng 8, 2014 Hiện có: 0 bình luận Tag: , Tác giả:


Quay lại vụ báo Trí Thức Trẻ bố láo bố toét đã đăng bài “Gái miền Tây với 3 chữ N nổi danh thiên hạ” và nhìn nhận nó dưới góc độ quản lý báo chí. Một bài báo đã gây đình đám, đình đám bởi sự tưởng bở “ngon” ăn của ban biên tập, “ngoan” vì đã chịu gỡ bài và chịu nộp phạt, “ngu” vì tội làm ẩu, làm báo mà cứ theo kiểu chụp giựt.
Việc quản lý báo chí, tự do báo chí, thả nổi báo chí trước đến nay được bàn ra tán vào rất nhiều, không mất đi độ hót của nó. Nhiều kẻ còn rực mỡ lên cho rằng việc Nhà nước quản lý báo chí làm mất đi tiếng nói độc lập, sự kiểm duyệt mất đi tính minh bạch, mất đi bản chất của báo chí…Tóm lại có cả một tá lý do được đưa ra để biện minh cho việc thả nổi báo chí. Nhưng nay chắc chẳng mấy ai dám ho he sau sự việc vừa rồi. Thử hỏi vừa qua nếu không có sự can thiệp của Bộ thông tin và truyền thông thì hậu họa của nó sẽ như thế nào? Với sức lan tỏa của nó, dẫn đến sự kỳ thị vùng miền. Từ một câu chuyện kể của một người đàn ông về một cô gái, dẫn đến một bài viết bôi nhọ, xuyên tạc, áp đặt nhân cách của cả một cộng đồng người. Tuy bài viết đã được gỡ, báo Trí Thức Trẻ đã bị đình bản 3 tháng, phạt hơn 200 triệu nhưng hệ lụy mà nó gây ra sẽ khó mà lường được.


Bài viết gây phẫn nộ

Báo chí không phải là của riêng ai. Báo chí sinh ra để phục vụ cộng đồng, đưa sự thật khách quan đến với cộng đồng, vì sự tiến bộ của xã hội chứ không phải sinh ra cho một nhóm người có thể lợi dụng để hạ uy tín, miệt thị một nhóm người, hay sử dụng vào các mục đích cá nhân. Trong vụ báo Trí Thức Trẻ vừa qua đã cảnh tỉnh cho chúng ta thấy sự quản lý lỏng lẻo của báo chí gây nguy hại như thế nào. Bản thân bài viết đã gây tác động tiêu cực tới xã hội, nhất là tới nhận thức của giới trẻ. Lỗi đầu tiên của sự sai lầm này thuộc về bản thân tác giả bài viết. Tác giả đã không có cái tâm trong tác nghiệp báo chí, đạo đức nghề nghiệp thấp kém, nói cách khác thiếu chuyên nghiệp trong hành nghề cộng với tính bất cẩn, vô trách nhiệm với tờ báo cũng và cũng là vô trách nhiệm với cộng đồng. Cái sai tiếp theo là Ban biên tập, họ kiểm duyệt tin tức chểnh mảng hoặc là làm việc thiếu tận tình, thiếu đi kiến thức, không biết được đâu là bài viết vi phạm thuần phong mỹ tục, phân biệt, đối xử vùng miền mà bỏ đi. Cái sai lớn nhất và bao trùm hiện nay đó là công tác kiểm duyệt báo chí chúng ta còn quá nhiều vấn đề. Báo mạng hiện nay vẫn còn quá tràn lan, ra đời đủ các nghị định, thông tư nhưng chưa đâu vào với đâu cả. Nếu như báo giấy, báo in đã làm tốt công tác này thì báo mạng vẫn còn tràn lan, vẫn đang lấy giật tít, câu vìu làm văn hóa, làm tôn chỉ mục đích hoạt động.
Thiết nghĩ, nếu cứ tình trạng này thì sẽ còn nhiều hơn nữa những bài viết tương tự như “Gái miền Tây với 3 chữ N nổi danh thiên hạ”. Để không xảy ra hiện tượng này nữa Bộ thông tin và truyền thông, các cơ quan ban ngành hữu quan phải có các biện pháp quyết liệt hơn. Việc quản lý, kiểm duyệt báo chí phải làm chặt chẽ hơn. Ngay từ những bản mềm đầu tiên được đưa ra nếu có vấn đề về xâm phạm pháp luật, thuần phong mỹ tục, kỳ thị phân biệt vùng miền phải được loại bỏ và xử lý người đã đưa ra những bài viết đó. Cần phải loại bỏ từ trong trứng những ý nghĩ, tư tưởng lợi dụng báo chí cho những mục đích cá nhân câu vìu làm tiền, làm mất bản chất báo chí. Về những tờ báo, trang báo vi phạm cần phải mạnh tay xử lý, quy trách nhiệm cụ thể, thậm chí rút giấy phép hoạt động. Có như thế báo chí mới hoạt động đúng đường hướng, đúng tôn chỉ mục đích tốt đẹp.
Ngoài ra, trong xã hội hiện nay vẫn còn nhiều kẻ đang cổ súy cho tự do báo chí, thả nổi báo chí. Chúng tuyên truyền những luận điệu giả dối, bịp bợm nhằm đưa báo chí thoát khỏi sự quản lý, kiểm duyệt của cơ quan chức năng để lợi dụng vào mục đích riêng của chúng. Cần xử lý những đối tượng này để răn đe đồng thời tuyên truyền cho người dân hiểu rõ về sự cần thiết phải quản lý, kiểm duyệt báo chí, tránh bị lừa bịp.
Vụ việc “Gái miền Tây với 3 chữ N nổi danh thiên hạ” đã xảy ra, hậu quả khó có thể vớt vát được. Nhưng hy vọng đây sẽ là một bài học đắt giá cho báo Trí Thức Trẻ, đồng thời cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những tờ báo khác đang hoạt động thiếu chuyên nghiệp, vô trách nhiệm với cộng đồng.

Quốc Thái





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY