Đám rận cần được “cài đặt lại” về lòng trung thực!
Cập nhật:
Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Tiêu Điểm, Tin tức, Xã hội
Tác giả:
Nguyen Anh
Nghị định 72 vừa mới được ban hành ngày 15 tháng 7 năm nay, cũng kể từ hôm ấy, cộng đồng mạng được một phen nhốn nháo với hàng loạt tin đồn. Đại loại: “Nghị định 72...soạn không kỹ, mơ hồ, dễ gây tranh cãi”, “Có sự hiểu nhầm về Nghị định 72”, “RSF lên án nghị định 72 về quản lý báo chí mạng của Việt Nam”, “Nghị định 72 sẽ xử nghiêm các trang tin mạo danh”.... Nguồn của các tin đồn này không đâu khác chính là từ đám “rận chủ, chấy thức”, những bờ-lờ-gờ ăn không ngồi rỗi viết đủ thứ pót lên mạng, thậm chí họ viết trong tình trạng bản thân họ không hề suy nghĩ mình đang viết điều gì. Nực cười, phải chăng đám rận này hút máu còn chưa đủ, quay sang cắn càn?
Xung quanh nghị định 72 vừa mới ban hành, nói qua nói lại cũng chỉ là vấn đề được nêu tại điều 20 của nghị định này. Điều 20 của nghị định 72 quy định về việc phân loại trang thông tin điện tử.
Nguyên văn nó là như thế này:
“Điều 20. Phân loại trang thông tin điện tử
Trang thông tin điện tử được phân loại như sau:
1. Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử.
2. Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn, chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tin chính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó.
3. Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.
4. Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.
5. Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễn thông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngân hàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấp thông tin tổng hợp.”
Ngôn ngữ được các nhà làm luật sử dụng trong các văn bản luật (gọi tắt là ngôn ngữ pháp luật) là những từ tiếng Việt, được hiểu theo duy nhất một nghĩa quy định trong từ điển tiếng Việt. Trường hợp trong văn bản luật có những từ ngữ mà ngoài một nghĩa chính, còn có thể có nhiều nghĩa khác ( hiện tượng từ đồng âm khác nghĩa) thì văn bản luật đó phải có một phần giải thích từ ngữ, hoặc có một văn bản khác hướng dẫn thi hành các điều khoản của văn bản luật đã được ban hành. Việc giải thích từ ngữ như thế giúp cho những người có trách nhiệm vận dụng pháp luật và mọi công dân có thể hiểu nội dung văn bản luật theo một nghĩa duy nhất (nghĩa tường minh).
Theo từ điển tiếng Việt, từ phân loại được hiểu là “Chia thành nhiều nhóm, nhiều loại”. Việc phân loại dựa trên một tiêu chí nhất định nhằm đưa một khái niệm, phạm trù vào các nhóm khác nhau để người đọc có thể hình dung dễ dàng về các cặp khái niệm có điểm tương đồng, tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu khái niệm đó. Nói đơn giản, phân loại là chia khái niệm mẹ ra thành các khái niệm con dựa trên một tiêu chí nhất định để tránh việc trùng lặp.
Và điều 20 của nghị định 72/NĐ-CP đã hoàn thành nhiệm vụ phân loại một cách rõ ràng khái niệm trang thông tin điện tử. Xin nhấn mạnh: ĐIỀU 20 CỦA NGHỊ ĐỊNH CÓ NHIỆM VỤ PHÂN LOẠI TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ! Xem này, đám rận đã hiểu gì về điều 20?
Nguyễn Quang Lập – Lập quê choa đã gào lên thế này: “Nghị định 72 dường như trái với nghĩa vụ của Việt Nam trong công ước quốc tế về Quyền dân sự và chính trị cũng như nhưng cam kết của Việt Nam trong Tuyên ngôn quốc tế và nhân quyền”. Y còn tru tréo thế này nữa: “đó là ngăn chặn việc lan truyền những thông tin không có lợi cho chính quyền.!!!”
Hà Sỹ Phu, một con rận khác thì rống cổ: “Trong cuộc thi đua để chiếm lòng tin cậy của dân, có khi phía "lề phải" đã thấy mình yếu thế nên phải nghĩ ra luật để kiềm chế đối thủ "lề trái" đang được lòng dân”
Ném đi để anh còn báo cáo kiếm tiền |
Thật đáng hổ thẹn, đám rận chủ đã xuyên tạc trắng trợn từ ngữ trong Nghị định 72 theo một chiều hướng hoàn toàn khác. Từ chỗ điều 20 của nghị định 72 quy định về việc phân loại trang thông tin điện tử, đám rận đã đánh tráo khái niệm, quy kết vô lý cho điều luật này nhằm mục đích cấm đoán người sử dụng internet chia sẻ thông tin! Một sự lừa đảo trắng trợn, phi lý, ngông cuồng!!! Phải chăng đám rận đã hết chỗ để hút máu, chuyển sang cắn càn, xuyên tạc câu chữ để lấy cớ xin tiền của bọn phản quốc? Phải chăng đám rận chủ nghĩ mọi người sử dụng internet đều không có đầu óc suy xét đúng sai? Một sự lầm tưởng ngô nghê, nếu người đọc không có một cái nhìn khách quan và một quyết tâm đi tìm sự thật thì có lẽ đã dễ dàng để chúng qua mặt với những ngôn từ ngông cuồng xảo trá ấy.
Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu thông tin của con người ngày càng gia tăng tất yếu sẽ nảy sinh các mối quan hệ phức tạp cần được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật. Việc ban hành các văn bản pháp luật để điều chỉnh các hoạt động quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ internet là việc làm hoàn toàn bình thường, phù hợp với vai trò của Chính phủ trong việc quản lý nhà nước về lĩnh vực công nghệ thông tin. Thiết nghĩ, mỗi văn bản pháp luật khi được thông qua cần được công bố rộng rãi hơn nữa đến đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời với việc giải thích nội dung từ ngữ và các nội hàm có liên quan, tránh việc hiểu một cách mập mờ về khái niệm như bài học từ Nghị định 72 vừa qua. Còn các “nhà rận chủ chấy thức”, xin nói nhỏ với các vị, hãy học lại bài học đạo đức cấp I về lòng trung thực, khi bình luận về một vấn đề nào đó nên suy nghĩ dưới góc nhìn khách quan, tôn trọng sự thật cũng quan trọng như tôn trọng phẩm giá, đạo đức và lòng tự trọng của mình vậy.
Chúc vui!
Báo Tuyết
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét