Quảng Cáo 720x90
Searching...

Dân chủ và đồng tiền

Cập nhật: Thứ Tư, 7 tháng 8, 2013 Hiện có: 0 bình luận Tag: , , Tác giả:


Dân chủ trở thành vấn đề được bàn thảo sôi nổi trên các diễn đàn, nhiều cá nhân, tổ chức cũng lợi dụng vấn đề này cho mục đích riêng của mình. Vậy, dân chủ thực chất là gì, nó có bị chi phối bởi yếu tố chính trị quyền lực hay lợi ích cá nhân hay không...? Rõ ràng đây là vấn đề cần phải làm rõ.
Tự do, dân chủ phương Tây - nhìn thấy
 Nhiều người cho rằng dân chủ ở Việt Nam chính là phải áp dụng mô hình "dân chủ tự do" của phương Tây. Thậm chí một số người còn cho rằng, dân chủ đồng nhất với việc thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, rồi đi đến đòi Việt Nam phải thực hiện đa nguyên, đa đảng. Đó có phải là sự thật. Xin thưa lầm, lầm to rồi! 

Dân chủ theo nghĩa gốc là quyền lực của nhân dân, không phụ thuộc vào chế độ chính trị, mà phụ thuộc vào việc thực thi dân chủ hóa trên thực tế. Và trên thực tế thì việc thực thi dân chủ yếu dựa vào một số cách, nhưng cách thức gì đi chăng nữa dân chủ không thể thoát ra ngoài được quyền lực chính trị. Từ đó để thấy, một chế độ chính trị mà quyền lực thuộc về nó không phải là nhân dân thì "dân chủ" chẳng qua chỉ là sự hô hào đáng ghét.
Đồng tiền chi phối tự do, dân chủ thực chất ở phương Tây
Tại nhiều cuộc hội thảo quốc tế, khi được hỏi "liệu các nước phương Tây, áp dụng dân chủ tập quyền thì quyền lực có thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân không?" câu trả lời  là "không!", thực chất "quyền lực luôn thuộc về các tập đoàn lớn và tầng lớp giàu có!". Hãy lấy Mỹ và xem nó là một ví dụ điển hình, ở đây người dân nghèo chỉ có được lá phiếu phổ thông. Kết quả của lá phiếu phổ thông không quyết định bằng lá phiếu của đại cử tri. Thực tế nhiều đời Tổng thống Mỹ đã cho thấy điều này. Và khi người dân Mỹ lên tiếng đòi chính phủ phải kiểm soát súng đạn để hàng năm 30.000 người không bị chết oan thì vì lợi ích của các tập đoàn và tầng lớp giàu có chính phủ Mỹ cũng chỉ miễn cưỡng ra lời tuyên bố yếu ớt mà thôi, cùng lắm là ra được cái dự luật để xoa dịu tình hình chứ trên thực tế thì - hãy đợi đấy. Cũng giống như trước đây hàng trăm triệu lượt người dân Mỹ đổ xuống đường biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam thì chính phủ Mỹ cũng chỉ rút quân khi bị thua chứ đâu vì "quyền lực của nhân dân".

Nguyên nhân nằm ở chỗ bầu cử tự do, nhưng vận động bầu cử thì bị chi phối của đồng tiền. Tự do là tự do của đồng tiền trong guồng quay chính trị, bầu cử hết sức tốn kém do đó chỉ có những người giàu có và được trợ giúp của các tập đoàn tư bản lớn ủng hộ thì mới có khả năng trở thành ứng cử viên thật sự.Và cứ thử xem những người này khi đắc cử sẽ nói tiếng nói người dân hay nói tiếng nói gì? 

Về bản chất, trong một chế độ đa, nền chính trị  bị chi phối bởi đồng tiền thì quyền lực sẽ không bao giờ thuộc về nhân dân mà thuộc về nhóm các tập đoàn quyền lực. Tiếp đó là một loạt các tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ "sống được" nhờ vào các khoản tài trợ của các tập đoàn. Các thế lực giàu có nhờ tập trung tư bản cũng sử dụng sức mạnh của đồng tiền để can thiệp, chi phối không các tổ chức này. Vậy thì cứ đợi đấy mà các tổ chức này "vì nhân dân", có chăng là vài hoạt động đánh bóng tên tuổi mà thôi.

Rồi xem qua hệ thống pháp luật của các nước phương Tây sẽ thấy, rất phức tạp và tinh vi về thực chất vẫn không phải "do dân" lập ra. Người nghèo - đại đa số nhân dân sẽ được pháp luật bảo vệ thấp nhất do không đủ tiền để thuê luật sư giỏi, nhiều trường hợp không đủ tiền để bảo lãnh ra tù.

Xem qua tất cả các tiêu chí: dân chủ = quyền lực của nhân dân (của dân, do dân và vì dân) thì sẽ thấy ở các nước phương Tây cũng chẳng qua là lừa bịp. Tóm lại, đa nguyên, đa đảng không quyết định dân chủ hóa trên một đất nước mà dân chủ nằm ở bản chất chính trị nhà nước đó thuộc về ai, mục tiêu xây dựng xã hội là gì, trên thực tế dân chủ có được đảm bảo hay không. Hãy cứ lấy các tiêu chí đó để chúng ta có cái nhìn đúng đắn, đừng vì một vài hiện tượng không phản ánh đúng mà vu cáo cho Việt Nam "không có dân chủ".
Trần Công Trọng





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY