Một góc nhìn về tự do báo chí ở Mỹ
Cập nhật:
Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chính trị, Tiêu Điểm
Tác giả:
Nguyen Anh
1. Từ cái nhìn chung
Nước Mỹ là nước thích áp đặt giá trị của mình đối với nước khác. Điều này Việt Nam hiểu hơn ai hết trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thời gian bị cấm vận và khoảng thời gian sau này. Bộ Ngoại giao Mỹ, tổ chức Freedom House trong báo cáo hàng năm đều kết luận: “VN bị xếp vào nhóm các nước không có Tự do báo chí”; “không đáp ứng các tiêu chuẩn về tự do pháp lý, tự do chính trị, tự do kinh tế, để cho phép các nhà báo và tổ chức truyền thông có thể hoạt động”.
Híc! Tiêu chuẩn đó là gì hả bố già Mỹ. Còn nhớ, năm 2003 báo chí Mỹ chẳng bị chính quyền lợi dụng để châm ngòi cho cuộc tấn công vào Iraq đó sao. Tự do, dân chủ mà người Mỹ nói khi đó bây giờ đã khiến nhân dân Iraq ngấm đủ quá rồi. Những vụ khủng bố triền miên của các phe cánh đối lập, chỉ người dân là khổ. Đến quyền sống của họ còn không được đảm bảo thì nói gì đến những quyền khác - thật nực cười cho giá trị Mỹ (xem thêm tại đây).
Lại nhớ, Mỹ từng cấm vận Việt Nam từ năm 1975 cho đến năm 1995. Thời gian đó đủ để thế giới hiểu rằng Mỹ đang cay cú, Mỹ đang muốn áp đặt, kìm kẹp một quốc gia có tinh thần dân tộc vào loại cao nhất thế giới. Rồi người Mỹ từ bỏ cấm vận - chẳng tốt đẹp gì đâu. Một mặt muốn khẳng định vị thế bá quyền của mình, mặt khác chính là thay đổi sách lược mà thôi.
Nếu nhân quyền, quyền dân tộc tự quyết là giá trị phổ quát thì Mỹ hãy thử nhìn lại mình đi. Anh lấy quyền gì để can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác. Tai sao cấm vận Cu Ba. Phải chăng đó là giá trị cho cái gọi là: "tự do, dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ".
2. Góc nhìn riêng về tự do báo chí ở Mỹ
- Bản chất của vấn đề
Xét về thực chất bất cứ chính đảng nào khi cầm quyền cũng đều quản lý chặt chẽ báo chí để báo chí phục vụ cho mục tiêu chính trị của họ.
MCN, về khoản này thì càng không đỡ nổi. Mỹ tự cho mình cái quyền đi phán xét nước khác và cấm nước khác phán xét về mình. Ở đây chỉ nói đến tự do báo chí thôi, những vấn đề khác nói ở chỗ khác.
- Tự do báo chí ở Mỹ.
Chẳng tốt đẹp gì đâu. Thực chất, tự do báo chí của Mỹ gắn liền với tư nhân là những ông chủ báo, giàu có sở hữu các phương tiện truyền thông. Các ông chủ này luôn đặt lợi ích lên hàng đầu, nhiều vấn đề bản chất của xã hội, lợi ích của cộng đồng luôn bị bỏ qua. Nếu nhân viên bóc trần sự thật thì hoàn toàn có thể bị đuổi việc ngay lập tức. Vì đồng tiền nhiều nhà báo đã phải ngậm chặt sự thật. Vài người không chịu được nói ra cho công chúng sự thật thì ôi thôi. Nhà báo Peter Arnett khi rời CNN đã nói: “Tôi bị sa thải vì đã nói lên sự thật”. Sự thật mà Peter Arnett công bố là quân Mỹ sử dụng khí độc sarin để giết những người phản bội tại một ngôi làng ở Lào năm 1970.
Ở Việt Nam, đương nhiên báo chí phải chịu sự quản lý của Nhà nước, hoạt động phải tuân thủ pháp luật để tự do báo chí phục vụ hữu ích cho phát triển đất nước, phục vụ lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Mục tiêu của ĐCS là "dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh". Điều này đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết ĐH XI rồi. Luật báo chí được xây dựng cũng phải phục vụ mục tiêu đó chứ, chẳng lẽ đi phục vụ cho mục tiêu của Mỹ à!!!? Chỉ có mấy anh chống cộng vì đồng tiền bẩn thỉu là hiểu được điều này thôi.
Về hình thức, chính phủ Mỹ không can thiệp vào hoạt động báo chí.
Về thực chất, luật pháp của Mỹ có những quy định nhằm ngăn chặn sự lạm quyền của báo chí. Báo chí ở Mỹ thực chất vẫn là công cụ phục vụ lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Chuyện cũ: năm 2003, để mở đường tấn công Iraq, khi chính phủ giật dây, cánh báo chí Mỹ nhất tề xông lên, rùm beng cái gọi là "vũ khí sinh học", “khả năng hạt nhân” và “tàng trữ vũ khí giết người hàng loạt”. Sau đó là sự "ra tay cứu giúp nhân loại khỏi họa diệt chủng" - Mỹ trở thành "người hùng" cứu nhân loại trên mặt báo nước này. Câu chuyện này, hoàn toàn có thể là kịch bản với Syria.
Chuyện mới: Edward Joseph Snowden cựu nhân viên kỹ thuật hợp đồng của Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) và cựu nhân viên chính thức của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA), công bố những bí mật hàng đầu của chính phủ Mỹ cho giới báo chí về những chương trình theo dõi, giám sát hoạt động của người dân và các cơ quan, tổ chức, lập tức bị chính phủ Mỹ truy nã gắt gao.
Quốc gia nào dám cho anh cư trú? |
Nhân quyền ư, tự do báo chí ư - trò hề |
Thế thôi, chuyện xưa, chuyện nay là những minh chứng cụ thể cho cái gọi "tự do báo chí ở Mỹ".
3. Câu chuyện kết
"Tự do báo chí bao giờ cũng có, vấn đề là tự do cho ai và tự do để làm gì" - K.Mac, điều đó luôn đúng. Quan trọng nhất vẫn là mục tiêu hướng đến của nền báo chí đó. Ở Việt Nam, báo chí luôn hướng đến mục tiêu phục vụ lợi ích người dân, lợi ích quốc gia.
Xin anh Mỹ hãy thôi huênh hoang về tự do báo chí của mình đi. Tự do báo chí ở Mỹ thực chất là sử dụng báo chí để bảo vệ quyền lợi và sự thống trị của các tập đoàn mà thôi. Quyền người dân ư, quyền được thông tin ư - hãy đợi đấy, hãy nhìn gương Edward Joseph Snowden!
Trần Công Trọng
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét