Nhân cách của người cầm bút
Mỗi con người làm sự nghiệp cầm ngòi bút, là những con người chịu trách nhiệm truyền tải thông tin đến cho nhân dân đều có một nhân cách, đạo đức của riêng mình. Đó là đạo đức của người làm báo, của những người lao động trí óc.
Người làm báo, người cầm bút dù bất kì đó là báo nói, báo viết, báo lương tâm trong sang, không vụ lợi cá nhân, dám nhìn thẳng vào sự thật, phản ánh đúng sự thật.
Bởi vì, những người cầm bút cũng là những người lao động trí óc. Mà những người lao động trí óc khác với lao động chân tay về hình thức. Tuy nhiên với mục đích lành mạnh thì mong muốn về sản phẩm làm ra giữa lao động trí óc và lao động chân tay lại không khác nhau. Người nông dân muốn đem tới cho xã hội gạo ngon, quả ngọt; người thợ xây hướng về các ngôi nhà đẹp, bền; còn người cầm bút hướng tới các tác phẩm có giá trị nội dung và nghệ thuật được người đọc yêu thích,...
Người cầm bút thông qua các tác phẩm của mình, ít hay nhiều thì vẫn tác động tới sự phát triển của xã hội và con người, cho nên ở đâu cũng vậy, người cầm bút vẫn cần làm việc nghiêm túc, xem xét vấn đề khách quan, xác định khả năng cụ thể, đặt mình trong mối quan hệ với xã hội và người tiếp nhận,... từ đó xác lập kế hoạch để triển khai. Nếu không, sẽ như ông cha ta thường nói "sai một ly đi một dặm". Chỉ vì tham vọng mà cá nhân viết bài vô trách nhiệm thì hậu quả nguy hại hơn nhiều vì nó tác động tiêu cực đến suy nghĩ, hành động của người đọc. Ðáng tiếc là thời gian qua ở Việt Nam , sản phẩm của một số người viết đã bị xã hội phê phán mà đáng buồn hơn, có người phải ra trước vành móng ngựa vì đưa lên internet bài viết vi phạm pháp luật. Những người đó biện bạch cho hành vi vi phạm pháp luật đó là "tự do ngôn luận, tự do báo chí".
Thời gian qua, một số nước, một số tổ chức, cá nhân phê phán Nhà nước Việt Nam "vi phạm quyền tự do ngôn luận, quyền tự do báo chí". Tuy nhiên theo thông tin từ các phương tiện truyền thông chính thức của Việt Nam, sau khi cơ quan công an đã điều tra làm rõ hành vi phạm tội chuyển hồ sơ cho viện kiểm sát xem xét ra bản cáo trạng và chuyển toàn bộ hồ sơ sang tòa án thì tòa án mới đưa vụ án ra xét xử theo trình tự của Bộ luật Tố tụng hình sự. Qua các phiên tòa đều cho thấy các bị cáo vi phạm các điều khoản trong Bộ luật Hình sự (ví dụ: tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Ðiều 79; tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam theo Ðiều 88; tội phá rối an ninh theo Ðiều 89, v.v...). Nhưng một số người lại đánh tráo vấn đề để cho rằng họ bị xét xử vì "mục đích chính trị", vì họ là "người bất đồng chính kiến".
Theo luật quốc tế, một nhà nước độc lập có chủ quyền được phép đưa ra các quy định để duy trì chế độ xã hội của mình. Việc đưa ra các quy định đó được gọi là "công việc nội bộ của quốc gia". Hiến chương LHQ, Tuyên bố của LHQ về các nguyên tắc của luật pháp quốc tế năm 1970, Tuyên bố của LHQ về nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác (công bố năm 1982), trong đó khẳng định "nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia khác". Phải chăng những nhà cầm bút đây là những con “rận chủ”. Chỉ vì chút lợi ích cá nhân mà mất đi nhân cách người cầm bút chân chính, bán rẻ lương tâm, bán rẻ tổ quốc, nhân dân.
Vì vậy, nếu người cầm bút là người có tâm với đồng bào, với Tổ quốc Việt Nam, trước khi quan tâm đến quy định pháp lý hãy tự hỏi mình viết cho ai, viết vì ai và viết để làm gì? Một người cầm bút có lương tâm sẽ tự trả lời rằng viết cho đồng bào mình, viết vì Tổ quốc mình, viết vì tương lai tốt đẹp của quê hương và con cháu mình,... Làm được như thế sẽ không bị xã hội lên án, không bị ra trước vành móng ngựa và không bị tòa nào tuyên án. Hi vọng rằng, những ai đã và đang lợi dụng hoạt động này để chống phá, có suy nghĩ lệch lạch thì hãy thay đổi nhận thức, hành động để sống một cách có ích cho xã hội, cho nhân dân và cho bản thân./.
A.C
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét