Quảng Cáo 720x90
Searching...

TÌM HIỂU NGHỊ ĐỊNH 208/2013/NĐ-CP

Cập nhật: Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014 Hiện có: 0 bình luận Tag: , Tác giả:


Bắt đầu từ ngày 1/2/2014, Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 17/12/2013 quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ sẽ chính thức có hiệu lực. Đây được coi là cơ sở pháp lý để bảo vệ người thi hành công vụ trước những hành vi chống đối ngày càng gia tăng hiện nay. Tuy nhiên, xung quanh Nghị định này cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều, gây ra tranh luận trong quần chúng nhân dân.

Theo điều 3 của Nghị định, người thi hành công vụ là: “cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội”.
Hành vi chống người thi hành công vụ cần xử lý nghiêm
Điểm đáng chú ý mà mọi người vẫn hay tranh luận ở Nghị định này đó là khoản 5, điều 14 quy định về các biện pháp ngăn chặn hành vi chống người thi hành công vụ. Cụ thể đó là: “Trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ. Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Điều 22 Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Vấn đề mấu chốt ở đây dẫn đến tranh cãi đó là việc người thi hành công vụ được quyền nổ súng trong trường hợp cần thiết, cấp bách. Có 2 ý kiến trái chiều được đưa ra như sau:

-         Một là, việc được phép nổ súng sẽ là biện pháp răn đe mạnh tác động trực tiếp vào tư tưởng của những đối tượng có ý định chống đối người thi hành công vụ, từ đó sẽ giảm các vụ chống người thi hành công vụ xuống. Bởi thực tế hiện nay, việc chống người thi hành công vụ ngày càng nhiều và tính chất, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn. Phổ biến trong các vụ chống người thi hành công vụ hiện tập trung vào lực lượng Cảnh sát giao thông. Không khó để ta đọc được các tin, bài về việc chiến sĩ cảnh sát giao thông bị ô tô đâm hay hất lên nắp ca pô chạy lòng vòng hàng km. Hay những vụ mà các đối tượng cộm cán đầu trọc phóng xe phân khối lớn thách thức lực lượng chức năng, khi bị bắt dừng xe, các đối tượng sẵn sàng rút dao, súng ra chống trả… Từ những vụ chống người thi hành công vụ ấy đã có biết bao chiến sĩ của ta phải nằm xuống, biết bao người vợ mất chồng, con mất cha… Do vậy, quy định này sẽ góp phần làm hạn chế tiến tới làm giảm tình trạng chống người thi hành công vụ.

-         Quan điểm thứ hai, việc cho phép nổ súng sẽ dễ dẫn tới tình trạng lạm quyền, nổ súng bừa bãi gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Tuy nhiên, theo quan điểm của cá nhân tác giả, việc này khó xảy ra. Bởi khi thi hành công vụ, không bao giờ có một người thực hiện cả. Bao giờ cũng là một nhóm khoảng từ 2-3 người trở lên. Việc đi nhiều người sẽ tránh được tình trạng dùng việc thi hành công vụ để trả thù cá nhân hay nổ súng bừa bãi. Ngoài ra, Nghị định này cũng quy định hết sức rõ ràng, chặt chẽ nguyên tắc phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ cũng như các hành vi bị nghiêm cấm. Cụ thể tại điều 4 của Nghị định quy định nguyên tắc “lấy phòng ngừa là chính”, hay “thận trọng, linh hoạt trong ngăn chặn, xử lý hành vi chống người thi hành công vụ”, “hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản do hành vi chống người thi hành công vụ gây ra”. Hay tại khoản 1 điều 5 của Nghị định quy định 6 nhóm hành vi bị nghiêm cấm đối với người thi hành công vụ trong đó có các nhóm quan trọng bị cấm như: “xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người khác và sự hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ”; “lợi dụng việc thi hành công vụ để giải quyết mâu thuẫn cá nhân hoặc vì mục đích cá nhân khác”. Những quy định chặt chẽ này cho ta thấy những người làm luật cũng đã tính toán rất kỹ những tiêu cực có thể xảy ra trong khi thi hành công vụ nên có các quy định ràng buộc như vậy.

Tuy nhiên, với những người thường xuyên có các hoạt động quá khích như tụ tập gây rối, có các hành vi đập phá, lăng mạ thậm chí tấn công người thi hành công vụ thì họ sẽ rất lo lắng về điều này, họ sẽ có luận điệu xuyên tạc làm mọi người hiểu lầm. Ví dụ như đối tượng Bùi Minh Hằng – người thường xuyên có những hành động gây rối mà trang RFA gọi là “người bất đồng chính kiến” đã có những nhận định về Nghị định này như “Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu châm ngòi cho bạo lực” hay “Công an Việt Nam ngồi xổm trên luật, họ làm việc hoàn toàn không theo pháp luật”. Điều này thể hiện sự lo lắng của đối tượng Hằng bởi từ ngày 01/2 tới đây, những hành vi quá khích của đối tượng và đồng bọn hoàn toàn có thể bị xử lý từ những biện pháp hành chính cho đến biện pháp sử dụng vũ lực tùy vào mức độ vi phạm của các đối tượng này.

Ngay cả tại một quốc gia mà các đối tượng vẫn hay tung hô như điển hình của sự dân chủ đó là Mỹ, cảnh sát của họ có quyền nổ súng ngay lập tức nếu người vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của họ đưa ra hay có các hành vi nghi ngờ sẽ gây nguy hại đến tính mạng của chính người cảnh sát ấy. Thế mới thấy, quy định của ta về sử dụng súng vẫn còn rất chặt chẽ, ngặt nghèo. Trước khi quyết định bắn, ta phải cảnh báo, bắn chỉ thiên trước khi bắn thật. Mỹ họ đâu có nhiều quy trình vậy đâu. Không chấp hành là có quyền bắn, kể cả người vi phạm giao thông, khi yêu cầu xuống xe mà không xuống, họ có quyền bắn. Chúng ta như vậy là rất chặt chẽ và khắt khe rồi. Do đó, tôi tin tưởng rằng việc lạm quyền khó có thể xảy ra.
DƯƠNG GIA HUY





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY