Quảng Cáo 720x90
Searching...

Chuyện tào lao: "Buôn dưa hấu"

Cập nhật: Chủ Nhật, 2 tháng 6, 2013 Hiện có: 0 bình luận Tag: Tác giả:


Nam Hoàng: Anh Trần Công Trọng gửi bài "Buôn dưa hấu" xin đăng để anh chị em đọc, suy ngẫm giúp người nông dân bớt khổ.

Những ngày qua nông dân Hai Dương lao đao vì quả dưa hấu bị rớt giá thê thảm. Giá tại vườn chỉ 1.000 đ/kg. So sánh đơn giản một quả dưa rẻ hơn một mớ rau muống. Cả một vụ mùa, bao công sức tiền bạc chẳng lẽ lại bỏ đi, nhiều nhà thôi thì cũng đành chấp nhận.
Trăn trở với quả dưa
Ấy vậy mà tại Hà Nội giá dưa hấu vẫn 15.000 đ/kg. Vậy 14.000đ chạy đi đâu, câu hỏi không quá khó để trả lời. Không chỉ chuyện quả dưa hấu mà các mặt hàng khác từ nông thôn cũng bị thương nái ép giá. Người dân nào đủ sức chở dưa lên Hà Nội mà bán.

Từ chuyện quả dưa hấu tôi lại nghĩ đến chuyện bán hàng đa cấp, điển hình là Amway vẫn tự cho mình làm ăn tốt. Tôi không phủ nhận chất lượng từ các sản phẩm này. Nhưng thử hỏi giá trị của nó có xứng đáng với giá tiền người tiêu dùng bỏ ra không. Câu trả lời là không.
Lợi nhuận không tự sinh ra
Hôm rồi vợ tôi mua vài tuýp đánh răng của Amway, giá mỗi tuýp là 150 nghìn đồng (vợ tôi nói vậy). So sánh với PS loại gia đình tôi vẫn thường dùng, tôi thấy không khác nhau là mấy. Điều đó có thể hiểu tại sao những người tham gia mạng lưới của Amway được hưởng khoản thu nhập khá cao là vậy. Có điều khoản thu nhập này không phải do bớt đi phần quảng cáo, quảng bá sản phẩm như các thành viên Amway nói. Chính người tiêu dùng bị móc túi mà có khi còn khen người đi móc túi mình: "bán trực tiếp này mới không bị kênh giá chứ". Khi người tiêu dùng không tha thiết với sản phẩm (vì chủ yếu là người thân quen sử dụng) thì cái mạng lưới kia cũng chẳng khác gì mạng nhện ở khách sạn 5 sao, lấy đâu ra ruồi, muỗi. 

Xem thế thì mô hình đa cấp này ở Việt Nam có từ thời phong kiến cơ chứ không phải mấy ngài ở Mỹ nghĩ ra đâu. Ở Việt Nam chẳng phải mỗi mặt hàng từ vùng quê chuyên sản xuất sẽ có đầu nái (thu mua bao thầu toàn bộ) rồi phân phối trực tiếp cho người bán cấp sau, cứ như vậy cho đến người tiêu dùng có qua quảng cáo gì đâu. Đố người mua biết được nguồn gốc sản phẩm, đố người mua biết được giá thực của sản phẩm đó là bao nhiêu. Cuối cùng chỉ có người dân là khổ. Làm ra sản phẩm những không quyết định được giá sản phẩm, chuyện thua lỗ rất dễ xảy ra. Mấy tay thương nái thì hứng hớt lại còn hùng hổ tuyên bố “đấy không có chúng tôi mua cho thì có phải vứt đi không, phải cảm ơn chúng tôi chứ”. Ai là người chịu ơn, không phải ai cũng hiểu được.

Rõ ràng cần lắm định hướng đầu ra, bao tiêu sản phẩm cho người dân. Các nhà khoa học cũng cần phải nghiên cứu nghĩ phương pháp bảo quản cho người dân để tránh giữa vụ giá rớt thê thảm.





Các chủ đề liên quan

- Liên kết quảng cáo -
QUANG CAO O DAY