Điều 88 Bộ Luật Hình sự - Hiểu thế nào cho đúng?
Cập nhật:
Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chuyên mục khác, Tiêu Điểm
Tác giả:
Nguyen Anh
Thời gian qua, các cơ quan chức năng, thực thi pháp luật của Việt Nam áp dụng các biện pháp xử lý đối với một số đối tượng phạm tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, xuất hiện các ý kiên trái chiều khác nhau về tội danh này. Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng nhau làm rõ:
Đầu tiên, Nội dung Điều 88 Bộ luật Hình sự 1999(sửa đổi bổ sung năm 2009) của Việt Nam quy định: “Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ”. Về mặt khách quan, hành vi tuyên truyền chống Nhà nước bao gồm: a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam (hành vi nêu trên có thể thực hiện công khai hay bí mật). Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp và mục đích là nhằm chống lại Nhà nước CHXHCN Việt Nam . Về mặt chủ thể, pháp luật quy định là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt đến độ tuổi nhất định.
Điều này là hoàn toàn phù hợp với Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị. Mặt khác, nội dung của Điều 88 Bộ luật Hình sự là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế Việt Nam - một quốc gia đã phải trải qua biết bao năm chiến tranh chống giặc ngoại xâm mới giành lại được hòa bình, độc lập và tự do dân tộc.
Có thể thấy rõ rằng, một số người, có cả trong và ngoài nước bày tỏ quan điểm cho rằng mọi người đều có quyền tự do phát biểu, bày tỏ quan điểm của mình không ai được cấm đoán...Họ đã dựa vào Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị để bảo vệ cho luận điểm của mình và cho rằng, Việt Nam đã vi phạm quyền tự do ngôn luận đã cố tình hiểu sai Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị là không hiểu hết bản chất, nội dung và hiểu sai về công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị.
Bời vì, bản chất của các công ước quốc tế, trong đó có Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị đặc biệt coi trọng lợi ích thiết yếu của mọi quốc gia là giữ vững hòa bình ổn định, an ninh và trật tự xã hội, chống khủng bố... Khoản 3 Điều 19 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị đã quy định rất rõ việc thực hiện quyền tự do phát biểu quan điểm. Theo đó, khi thực hiện quyền này mọi người phải có những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp luật vì nhu cầu: "Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh người khác; Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo lý". Bên cạnh đó, Điều 20 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự, chính trị cũng nghiêm cấm mọi hình thức tuyên truyền, cổ vũ chiến tranh, cũng như mọi hình thức gieo rắc căm hờn, xúi giục kỳ thị, hiềm khích, kích thích bạo động giữa các quốc gia, các chủng tộc, tôn giáo.
Mặt khác, thực tiễn cho thấy những năm qua, các thế lực thù địch chưa từ bỏ tham vọng chính trị. Đặc biệt, họ gia tăng nuôi dưỡng, sử dụng các phần tử, các tổ chức nước ngoài để cấu kết, móc nối với các phần tử phản động ở trong nước, ra sức tuyên truyền, kích động chống phá nhằm lật đổ Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Những cái tên nhủ Trần Khải Thanh Thủy, Nguyễn Văn Lý, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Đài, Đing Nguyên Kha, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Phương Uyên…
Như vậy, điều 88 của Bộ luật Hình sự nước CHXHCN Việt Nam hoàn toàn phù hợp với công ước quốc tế và thực tiễn, hiến pháp Việt Nam. Việc thực thi và đảm bảo thực hiện điều 88 là cần thiết trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
A.C
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét