Giám mục Nguyễn Thái Hợp - người Cha không đoan chính
Cập nhật:
Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chính trị, Tiêu Điểm
Tác giả:
Nguyen Anh
Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo được Thường vụ Quốc hội khóa XI đã thông qua ngày 18/6/2004, gồm 6 chương và 41 điều. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 01/3/2005 Hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo; rồi Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành,… Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề tôn giáo, "quần chúng theo đạo là 1 bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân".Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất nước; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quan tâm và tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo hiến chương, điều lệ của các tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, đúng quy định của pháp luật. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh với hành vi lợi dụng tôn giáo, để chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc”
Trong những năm qua, đời sống văn hóa, kinh tế xã hội của nhân dân ta không ngừng được cải thiện, dân trí nâng cao, khối đại đoàn kết toàn dân ngày càng thể hiện được vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó không thể không nhắc đến đoàn kết lương giáo, cùng nhau xây dựng cuộc sống văn minh, tốt đẹp hơn. Đã có rất nhiều địa phương, vùng, miền phát huy hiệu quả trong phát triển kinh tế văn hóa thông qua sự đóng góp tích cực của khối đoàn kết lương giáo, thông qua đoàn kết lương giáo tạo thành sức mạnh tổng hợp của quần chúng nhân nhân trong sinh hoạt, lao động góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương. Tuy nhiên, tại một số nơi, một số phần tử phản động lại kích động đã lơi dụng lòng tin và tín ngưỡng của nhân dân theo đạo gây chia rẽ đoàn kết giữa người theo đạo và người không theo đạo, xuyên tạc sự thật, kêu gọi, tuyền truyền những luận điệu sai trái để kích động quần chúng giáo dân làm những việc vi phạm pháp luật. Đặc biệt ngày 4/9 vừa qua, tại xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, quần chúng giáo dân đã bị một số đối tượng tuyên truyền, xuyên tạc về vụ việc 2 đối tượng Ngô Văn Khởi và Nguyễn Văn Hải gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản công dân.
Điều đáng nói ở đây là sau khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, cả 2 đối tượng đã nhận tội nhưng lại có sự kích động, tiếp tay của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, linh mục Nguyễn Đoài – Phó Chánh văn phòng Toà giám mục, dẫn đến việc quần chúng giáo dân hiểu sai về sự việc trên, gây khó khăn trong công tác xử lý, đồng thời gây mất ổn định tình hình chính trị trên địa bàn. Thiết nghĩ, là một Giám mục, người có uy tín, danh dự trong lòng quần chúng giáo dân mà không thể hiện được vai trò của mình trong việc tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục giáo dân của mình làm việc theo pháp luật mà lại đi ủng hộ, làm theo những luận điệu sai sự thật của các thế lực phản động, gây nên hậu quả xấu trong việc thực thi pháp luật của Nhà nước.
Trở lại với sự việc xảy ra tại Nghệ An, Giám mục Nguyễn Thái Hợp không cho giải cứu, cấp cứu 3 cán bộ công an bị thương nặng ngay, mà lại chỉ đạo Hội đồng mục vụ giáo họ Trại Gáo lập biên bản với nội dung vu khống lực lượng công an ngăn cản không cho giáo dân hành lễ với nội dung sai sự thật. Khi các cán bộ công an không ký vào biên bản, Giám mục Nguyễn Thái Hợp uy hiếp “sau 10 phút các anh không ký, tôi về, mọi chuyện giáo dân tự giải quyết”.
Ở đây có sự thiếu trách nhiệm cũng như có sự tiếp tay có hành vi vi phạm pháp luật của ông Hợp, càng làm phức tạp thêm tình hình trên địa bàn, đi trái với quan điểm đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Sự việc ông Hợp không dừng lại tại đây, với vị trí và vai trò của mình trong lòng quần chúng giáo dân, ông Hợp đã phát ngôn những lời thiếu căn cứ, sai sự thật rằng công an bắt người là sai, là xã hội đen dẫn đến sự sai lầm về thông tin đến với quần chúng giáo dân, làm quần chúng giáo dân hiểu sai và đã có những đơn thư với nội dung sai sự thật dựa trên những điều vô lý mà ông Hợp đã nói ra với quần chúng giáo dân của mình. Một người có vị trí như vậy lẽ ra cần phải cân nhắc kĩ càng trước khi nói, không những nói sai mà còn làm cho 1 bộ phận quần chúng nhân dân hiểu không đúng, hiểu sai dẫn đến có những hành vi không đúng pháp luật. Không những thế ông Hợp còn tuyên bố rằng đã trao đổi với lãnh đạo Bộ Công an và chính quyền về việc thả 2 đối tượng vi phạm, nói rằng Bộ Công an đã đồng ý thả người, kích động quần chúng giáo dân “hứa hẹn” với các giáo dân: Các con cứ đợi đến ngày 4/9, Cha sẽ làm hết trách nhiệm của mình, nếu cha không làm được thì các con muốn làm gì thì làm. Thật sự là xấu hổ với cương vị mà ông Hợp được Đảng, Nhà nước giao phó, vị trí mà được giáo dân tin tưởng, chính ông Hợp đang có những hành vi làm xấu đi hình ảnh của chính bản thân mình đồng thời còn làm cho mất tình đoàn kết lương giáo vốn có từ trước đến nay, đi ngược lại với chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không phục vụ lợi ích dân tộc. Sau sự việc này, liệu ông Hợp còn có được tín nhiệm nữa trong lòng quần chúng nhân dân nữa hay không, có còn uy tín với vị trí của mình nữa hay không, có xứng đáng với những gì mà Đảng và Nhà nước giao phó với cương vị một Giám mục hay không? Hay trở thành 1 tay sai đắc lực của thế lực thù địch, một con rối của bọn phản động luôn tình cách chống phá Nhà nước, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc anh em?
Nhìn lại những gì mình đã làm, thiết nghĩ nếu ông là người biết xấu hổ, biết ăn năn trước Chúa thì hãy từ nhiệm đi.
Nam Hoàng
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét