"Ý nguyện nhân dân" được thông qua
Cập nhật:
Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chính trị, Tiêu Điểm
Tác giả:
Nguyen Anh
Ngày 28/11/2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là một sự kiện chính trị trọng đại của đất nước. Hiến pháp – “đạo luật gốc” của một Nhà nước, là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất đã được sửa đổi để phù hợp với tình hình của thực tiễn. Hiến pháp sửa đổi lần này sẽ mang đến một nguồn sáng mới, tinh thần mới cho toàn Đảng, toàn dân tộc, nâng cao quyết tâm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Suốt từ đầu năm 2013 đến nay, Hiến pháp sửa đổi luôn là chủ đề nóng, thu hút sự quan tâm sâu sắc cả trong và ngoài nước, bởi lẽ ai cũng hiểu được tính chất của vấn đề này.
Bản Hiến pháp sửa đổi này là kết quả của một quá trình làm việc cần mẫn, tâm huyết, tận tụy của các đại biểu Quốc hội, đồng bào cử tri cả nước, các đơn vị, ngành, cấp với sự tham gia của hệ thống chính trị. Và sự thật Bản Hiến pháp sửa đổi đã thể hiện ý Đảng lòng dân.
Nhắc đến đây tôi lại nghĩ đến lão già Bùi Tín, cách đây tầm nửa tháng lão chém gió bài “Lệnh Đảng hay lòng dân?” trên blog cá nhân. Nào là “14.785 công dân, phần đông là trí thức, sinh viên, đã ký kiến nghị không những bác bỏ dứt khoát những nội dung chủ yếu của bản dự thảo mà còn đưa ra một bản dự thảo khác để so sánh và đối chiếu”. Thật là một lũ… Tôi không chửi, để các bạn tự hiểu. Bản Dự thảo Hiến pháp sửa đổi Quốc hội thông qua hôm nay đã tiếp cận đến chân lý, thể hiện khát vọng, hào khí của nhân dân. Cả nước vui mừng đón nhận một bước hoàn thiện quan trọng của thể chế chính trị Nhà nước, thể hiện sự tiến bộ trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Thế mà số 14785 người kia lại đi ngược lại với nguyện vọng của đông đảo quần chúng. Ở đâu cũng vậy, nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số luôn được quán triệt và áp dụng. Một đất nước Việt Nam dân chủ xã hội chủ nghĩa bên cạnh những ý kiến đông đảo vẫn còn những ý kiến thiểu số trái chiều. Vấn đề là ta không trù dập hay ghét bỏ họ. Dẫu sao đó cũng là dân chủ và tiếng nói của họ. Ai cũng biết rằng không phải lúc nào đa số cũng đúng còn thiểu số thì sai, nhưng thực sự trong một chuyện hệ trọng như sửa đổi Hiến pháp thế này thì những ý kiến trái chiều của hơn mười bốn nghìn người kia cần phải xem lại. Về tinh thần và thực tế, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu lập pháp của Quốc hội đã nghiêm túc và thẳng thắn xem xét và tiếp thu ý kiến của các đại biểu, cử tri đồng bào cả nước, theo quan điểm bình đẳng, không hề phân biệt. Ai có tinh thần yêu nước, muốn cống hiến và đóng góp cho sự hoàn thiện luật pháp quốc gia đều được quyền góp ý. Không chỉ dừng lại ở đó, việc cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp còn là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân, thông qua các hình thức dân chủ trực tiếp hoặc dân chủ gián tiếp. Con số 14785 người kia có thật sự tồn tại hay không thì chỉ có Tín mới biết. Tiếc rằng là họ góp ý xây dựng thì ít mà lợi dụng dân chủ để chống phá thì nhiều. Nhà nước không nghiên cứu, xem xét những quan điểm đóng góp này thì lại bảo không dân chủ, mà xem thì ai cũng bực. Các bạn có thể lên các trang danchimviet.info, viettan.org hoặc nhanquyenvietnam.net … mà xem. “Rận chủ” đội lốt trí thức tung hô bọn chúng thì siêu tuyệt vời, còn ý Đảng và lòng dân thì chê bai, chửi bới. Đối với bọn này thì đem đi cải tạo hay thay máu thì cũng vậy thôi, chúng sinh ra là để chống Việt Nam với danh nghĩa “xây dựng” Việt Nam. Trang chủ Việt Tân rêu rao: “Ngày mai Quốc hội tự thú trước nhân dân”, hay “Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bước vào giai đoạn cuối của chế độ”. Nghe nóng gáy quá! Đúng là lũ tội đồ dân tộc.
Vừa rồi là tôi nói theo quan điểm của tôi. Còn với tư cách là Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư hay Chủ tịch nước, gọi chung là những vị nguyên thủ quốc gia thì các đồng chí ấy phát biểu hoàn toàn thuyết phục và đúng với thực tế. Tôi xin trích nguyên văn đoạn phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: “Bản Hiến pháp thông qua lần này đã thể hiện được ý chí nguyện vọng của nhân dân, ý Đảng hợp lòng dân, đủ điều kiện để thông qua, là bản Hiến pháp đổi mới cho một thời kỳ mới của đất nước. Hôm nay, chúng ta sẽ báo cáo với đồng bào cử tri về việc tiếp thu giải trình để có bản Hiến pháp cuối cùng thông qua này, sẽ trình bày toàn văn để cử tri theo dõi, giám sát cũng như hoạt động bỏ phiếu để người dân cả nước thấy tinh thần đoàn kết, thống nhất của chúng ta”.
Những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân sửa đổi Hiến pháp
Đọc lời phát biểu trên đây chúng ta có thể thấy Nhà nước ta hoạt động dân chủ như thế nào, nhân dân hoàn toàn làm chủ đất nước. Và trong câu chuyện sửa đổi Hiến pháp nhân dân đã thực sự “biết, bàn, làm và kiểm tra”, tiếng nói và ý kiến của nhân dân đã được Nhà nước trân trọng, ghi nhận và tiếp thu. Hiến pháp là sự thống nhất, kết tinh tinh thần trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân.
Trong toàn bộ quá trình xây dựng Hiến pháp, sự lựa chọn luôn thuộc về nhân dân, về tâm trạng quần chúng trong từng giai đoạn lịch sử. Với bản Hiến pháp mới được thông qua, nó không chỉ là bản tổng kết thành quả cách mạng mà còn đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho cách mạng cho chặng đường tiếp theo của đất nước, thể hiện rõ tính cương lĩnh của “đạo luật số 1 quốc gia”. Mà với đất nước ta hiện nay, con đường được lựa chọn vẫn là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội đã được Đảng, Bác Hồ và toàn dân ta đã lựa chọn, không có con đường nào khác. Đây chính là sự khẳng định rõ ràng nhất của dân tộc Việt Nam, tiếp tục xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nền văn hiến ngàn năm của nước ta, bảo vệ nền độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ và vạch rõ hơn con đường đưa đất nước phát triển bền vững, hùng cường, đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Nội dung bản Dự thảo sửa đổi Hiến pháp thì chúng ta ai cũng dễ dàng tiếp cận được, tôi không bàn thêm về vấn đề này. Nhân ngày trọng đại này xin có vài lời “phản pháo” những lực lượng có tội với Đảng, Nhà nước và toàn dân tộc.
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét