Nguyễn Quang A giãy giụa trong đau đớn
Cập nhật:
Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chính trị, Tiêu Điểm
Tác giả:
Nguyen Anh
Sau sự kiện Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, cả nước ta vui mừng đón nhận luồng không khí mới. Hiến pháp sửa đổi đã mở ra con đường phát triển cho giai đoạn cách mạng tiếp theo. Báo chí cùng các phương tiện truyền thông đã làm tốt công tác tuyên truyền của mình, Hiến pháp luôn là tiêu điểm số 1 trong vài ngày qua. Đó là báo chí của ta – báo chí cách mạng. Ngược lại với chúng ta, phe tà đạo – “chống cộng” tiếp tục chống phá. Vẫn là trang nhất, đề tít giật gân xoay quanh câu chuyện Hiến pháp. Qua mấy ngày mà… ôi trời! Không ít! Các bạn ai quan tâm lên mà nghe xem lũ này nói gì nhé. Mà các bạn không cần đọc kỹ quá đâu, vẫn mấy cái luận điệu ngày xửa ngày xưa ấy. Cứ hình dung một con người tội lỗi khi đã bị dồn đến “Bước đường cùng” nó sẽ phản ứng thế nào. Và lần này thật sự là chúng đã thua đau.
Việt Tân ơi là Việt Tân, Tiến sĩ Nguyễn Quang A mấy hôm trước nói thế chưa đủ hay sao mà giờ lại tiếp tục phỏng vấn ông này. Có lẽ ông A đã trở thành trung tâm khai thác của cái đài “Chân trời mới”. Nghe qua và cho ý kiến các bạn nhé:
Đầu tiên, không biết tiến sĩ A lấy cơ sở mà nói rằng: “Hai người không bỏ phiếu chứ không phải bỏ phiếu trống”. Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII quyết định một vấn đề hệ trọng của đất nước, thông qua Hiến pháp sửa đổi. Sự kiến lớn này được công khai, minh bạch trước bàn dân thiên hạ. Mọi thao tác của các ông bà nghị dù là nhỏ nhất cũng được hệ thống kỹ thuật ghi lại để thông báo cho nhân dân biết.
VTV1 trực tiếp trước cả nước |
Con số 02 người thì ai cũng biết, 02 là số nhiều rồi, tôi gọi là họ. Họ đã bỏ phiếu trống chứ không phải họ không tán thành ông A ạ. Và điều đó đã thể hiện quyền lợi của họ khi thay mặt nhân dân, được nhân dân trao quyền tham gia vào công việc của đất nước. Sự phản ánh đó là dân chủ. Bất kỳ đại biểu nào cũng có quyền đồng ý, không đồng ý hoặc không bỏ phiếu thông qua Hiến pháp sửa đổi. Phải nói là cũng còn có 02 người không bỏ phiếu chứ không các ông lại bảo Quốc hội là của Đảng hết 100%, không có ai là của dân nữa. Vậy ông có biết chính đại biểu Dương Trung Quốc đã công khai nhận mình là một trong hai người đã không bỏ phiếu thông qua chưa? Ông nói như vậy là không có cơ sở, giống như vị đại biểu nói rằng: “Quốc hội họp một ngày chi phí hết 1 tỷ đồng” là không đúng. Những điều này ông phải xem xét lại.
Nguyễn Quang A: Lời nói chẳng mất tiền mua mà để mua tiền |
Tiếp theo không phải “đại biểu Quốc hội sợ lệnh của Đảng Cộng sản” như ông nói. Gần 500 vị đại biểu này là những người đại diện cho tiếng nói của nhân dân, nhiều người trong số họ là đảng viên cộng sản, song cũng có người không phải đảng viên. Về điểm này họ có thể khác nhau nhưng về mục đích họ lại giống nhau. Là đại biểu của dân, được tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, với họ không chỉ là danh dự mà còn là trách nhiệm. Hiến pháp sửa đổi đã tiếp tục khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà nước và xã hội. Quyền lợi của Đảng cũng là quyền lợi của nhân dân và toàn dân tộc. Ở đất nước này, nhân dân thân thiết gọi Đảng cầm quyền là Đảng ta. Điều đó tức là nhân dân đã trao trách nhiệm cho Đảng cũng như cho các đại biểu Quốc hội. Song kỷ luật Đảng là kỷ luật Đảng, còn việc làm tròn trách nhiệm trước dân thì các đại biểu vẫn làm. Đặc biệt là khi quyền lợi Đảng – Dân ấy lại là thống nhất. Từ đó không thể có việc sợ kỷ luật Đảng như ông phát biểu. Mà ngược lại phải nói đó là phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân cũng chính là trung thành với Đảng. Mà đã cống hiến thì phải thấy tự hào, phải được khen chứ sao lại sợ?
Điều tiếp theo, Hiến pháp sửa đổi lần này bản thân ông cũng đã ghi nhận sự tiến bộ của nó, nhưng không phải tiến bộ nho nhỏ đâu ông tiến sĩ ạ. Tinh thần và hào khí của nhân dân, trí tuệ của đồng bào cả nước mà ông lại chê là nhỏ. Vậy chắc ông cho rằng nhóm kiến nghị 72 của ông hay nói cách khác là 72 nhân sĩ, trí thức cùng hội, cùng thuyền với ông giỏi hơn cả gần 90 triệu người dân Việt Nam. Vế sau đoạn này, ông đòi tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề có thông qua hay không thông qua Hiến pháp. Hơn một năm ròng rã lấy ý kiến nhân dân về bản Dự thảo. Ông đi khắp đất nước này hỏi người dân xem có ai không biết sự kiện trọng đại này, xem người dân đã góp ý xây dựng như thế nào. Và bản thân các ông cũng phản bác kinh thế cơ mà. Có ai nói Hiến pháp của Đảng đâu, Nhà nước lãnh đạo việc xây dựng và ban hành Hiến pháp sửa đổi, còn chủ thể làm ra Hiến pháp là toàn dân. Ở Việt Nam thì đừng nói cái gì của một bộ phận, hay như các ông và diễn đàn xã hội dân sự mà tôi nhắc đến hôm trước gọi là lợi ích nhóm ấy, không có đâu. Đất đai, tư liệu sản xuất… hay quyền lợi là của nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước, Nhà nước do dân bầu ra mà Đảng phục vụ dân. Cả nước Việt Nam cùng đoàn kết chung lòng xây dựng CNXH. Không có nhóm lớn, nhóm nhỏ nào cả. Đất nước này từ lịch sử đến hiện tại đều đề cao tính cố kết cộng đồng, con người sống hài hòa với xã hội, vì tập thể. Mọi tư tưởng phân biệt, cá nhân chủ nghĩa ắt tự bị đào thải. Tồn tại hơn 83 năm qua, Đảng này vẫn chèo lái con đường cách mạng của nhân dân, chia nhóm để tranh giành lợi ích thì sụp đổ lâu rồi. Vậy ông hoàn toàn không thuyết phục trong vấn đề này. Rảnh ông lên xem website của Quốc hội xem người ta làm thế nào.
Theo tôi được biết ông năm nay cũng ngót 70 rồi, “thất thập cổ lai hy”, ông có học vấn cao. Điều này cả xã hội thừa nhân, chỉ tiếc rằng quan điểm chính trị của ông lại có vấn đề. Phe thiểu số không phải lúc nào cũng sai. Nhưng sự thật lần này thì ông và những người chung chí hướng của ông đã sai thật rồi. Thật là buồn khi tôi nhắc tới bạn đọc rằng: Ông là con trai duy nhất của một liệt sỹ chống Pháp. Máu xương của cha ông đã rơi xuống cũng là vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội của nước Việt Nam này. Người sinh ra ông đã đi theo cách mạng do Đảng mà hôm nay ông chê trách lãnh đạo. Mong rằng ông nhìn nhận lại vấn đề. Tôi là ông tôi sẽ không làm như vậy. Ông hãy đem cái tài của mình mà cống hiến đúng chỗ.
Các bạn ạ, mấy trang quechoa, quehuongta hay danchimviet vẫn tơn hớt rằng ngày Quốc hội bỏ phiếu thông qua Hiến pháp sửa đổi là ngày toàn dân nổi dậy phản đối, hay là “Hà Nội đứng lên rồi”. Tôi nói rằng ở đây không hề có chuyện đó, sự việc ngày 28 – 11 - 2013, những người dân kéo nhau đi biểu tình ở Ngô Thì Nhậm - Hà Đông đến đường Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội là do những mâu thuẫn về vấn đề đất đai ở địa phương Hà Đông vốn nhức nhối lâu nay. Không liên quan gì đến phản đối Hiến pháp. Mà chắc chắn đứng đằng sau câu chuyện này không thể thiếu vai trò “kích động” của các đối tượng xấu được. Tôi không rõ là một ông tác giả trời Tây nào có tên là “Jonathan London” viết bài ở bên kia bán cầu gửi lên mạng mà cứ như đang “tường thuật trực tiếp” Barca – Mu vậy. Tài thật, phải nói là chém gió xuyên tạc mức độ lên thần. Buổi sau tôi gọi mấy ông này là thần PHÉT.
Tiện đây xin nói thêm, mấy cái ông bà nào mà quay phim ở Vườn hoa Mai Xuân Thưởng gần trụ sở tiếp dân kia hãy gỡ ngay clip “Công an đánh dân, đàn áp biểu tình” xuống, kẻo bất kỳ ai vào xem người ta lại “ném đá” cho vì cái tội “vải thưa che mắt thánh”. Xem cả mấy cái video đấy, tôi đố ai tìm được một câu nào hay một hành động nào thể hiện Công an đánh dân, đàn áp người biểu tình. Xem mà so sánh với các nước có nhiều bạo động như Thái Lan, Trung Đông… thì thấy rõ rằng chẳng ở đâu công an nhân đạo như Việt Nam. Tôi khen các anh ấy bình tĩnh hoàn thành tốt nhiệm vụ đảm bảo trật tự của mình. Và cũng nhắc với bà con, việc bà con đến trụ sở tiếp dân là quyền của bà con. Không ai ngăn cấm. Nhưng bà con cũng phải tuân thủ quy định giờ giấc, lề lối. Biểu tình là quyền của con người, mà đặc biệt là ở Việt Nam. Tiếc rằng, chẳng biết trong số những người đi biểu tình kia có bao nhiêu người thật sự có quyền lợi bị mất, hay do bị các đối tượng xấu mua chuộc, lợi dụng để gây rối trật tự?
Bố Ku Hải
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét