Nhìn lại hải chiến Hoàng Sa năm 1974
Cập nhật:
Thứ Tư, 8 tháng 1, 2014
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Chính trị, Tiêu Điểm
Tác giả:
Nguyen Anh
Bước sang đầu năm 2014, cộng đồng mạng lại rầm rộ lên về một sự kiện buồn cách đây 40 năm. Sự kiện về trận hải chiến Hoàng Sa giữa quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và bọn xâm lược Trung Quốc. Trong đó có nhiều ý kiến khác nhau, tự thấy bản thân có đôi lời cần nói về trận chiến trong lịch sử này với cái nhìn cá nhân nên viết đôi dòng.
Nhìn lại một sự kiện lịch sử mỗi người có những cái nhìn khác nhau, cũng có những người nhìn nhận chủ quan phiến diện, bao biện. Những người ở trong chế độ VNCH, hay những người có quyền lợi, hưởng ân sủng của chế độ cũ đã cố tình đổ lỗi cho tất cả về sự kiện mất biển đảo của Tổ Quốc. Người đời thường nói rằng “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, đó là câu nói cha ông ta đã đúc kết từ xưa và nó vẫn đúng hiện nay. Trước khi những người sống trong chế độ cũ đưa ra những lời ngụy biện cho sự thất bại thảm hại của họ thì họ nên nhìn nhận lại bản thân chế độ “ Chính nghĩa Quốc gia ” mà họ đem thân bảo vệ đã có những sai lầm cơ bản trong chính sách.
Sự sai lầm lớn nhất dẫn đến Việt Nam Cộng Hòa thua trận một cách chớp nhoáng trước giặc Tàu đó là họ đã quá dựa dẫm vào đồng minh Mỹ mà quên đi tính tự lập tự cường, tự chủ của một Quốc gia. Một chế độ chỉ sống dựa trên những đồng tiền của Mỹ viện trợ thì làm sao đủ tư cách để bảo vệ đất nước, làm sao có thể đảm bảo được quyền lợi của dân tộc. Nếu như chính quyền của miền Bắc Cộng sản đã củng cố được khối đoàn kết nhân dân, phát huy được nội lực của toàn dân để xây dựng miền Bắc Xã hội chủ nghĩa và ủng hộ để giải phóng miền Nam thì chính quyền miền Nam lại khác. Chính quyền VNCH đã thiết lập nên một bộ máy gia đình trị họ Ngô chỉ quen nghe theo sự chỉ đạo của Mỹ từ trung ương đến địa phương. Chính bộ máy “ký sinh” vào Mỹ đã khiến cho chế độ VNCH không có ý chí, không tự thân vận động. Việc sụp đổ sớm hay muộn là điều tất yếu, nhưng đau đớn hơn là họ đã dâng biển đảo làm mồi cho giặc trong chốc lát chỉ vì sự đớn hèn của họ.
Theo như số liệu lịch sử thì đến thời VNCH, cũng trên 75% ngân sách Quốc Phòng (trả lương cho quân đội) là do viện trợ Mỹ. Rồi toàn bộ quân trang, quân dụng, từ khẩu súng, viên đạn, lít xăng, tới xe tăng, đại bác, máy bay, cái gì cũng có nhãn hiệu MDAP (Military Defense Assitance Program) của Mỹ. Thậm chí còn có sự ví von rằng chương trình Việt Nam Hóa của Mỹ đã thi hành vội vàng, giống như làm cho chín người đàn bà có thai để đẻ một đứa con trong một tháng." Và cái tên "Việt Nam Hóa" còn hàm ý là trước đó thì cuộc chiến tranh đã Mỹ hoá, chiến tranh là của Mỹ. Chính sự lệ thuộc một cách quá nhiều vào người Mỹ nên cuối cùng chính thể VNCH đã mất hết sự chủ động, vấn đề mất đảo Hoàng Sa vào tay Trung Quốc năm 1974 xét cho cùng cũng có nguyên nhân từ sự lơ là, thiếu tập trung trong phòng thủ của Quân lực VNCH.
Sự cộng hưởng giữa bối cảnh Mỹ muốn “ tháo chạy khỏi Miền Nam Việt Nam trong danh dự ” và sự tin tưởng tới mức ngây thơ của các lãnh đạo VNCH vào đồng minh Mỹ đã được Trung Quốc lợi dụng một cách triệt để để chiếm đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Xét dưới góc nhìn lịch sử của một người có ý thức chính trị trung lập với cái nhìn khách quan mà nói thì bất cứ bên nào đã đánh mất biển đảo của tổ Quốc, đã làm mất chủ quyền biển đảo thiêng liêng đều có tội với Tiên Tổ. Bởi một thước đất của cha ông, cương thổ của Quốc gia không bao giờ là thứ đem ra để đùa giỡn. Bởi vậy, trong những ngày hôm nay tôi thấy các vị cờ vàng vẫn hô hào rằng nên vinh danh những người đã hy sinh cho Tổ Quốc hay nói về dự định tái chiếm Hoàng Sa ngay sau đó nhưng còn dang giở…Theo tôi thấy thì ai đã chết cho Tổ Quốc cũng đáng vinh danh, nhưng đừng nhắc đến nữa, đấy là vết nhục, vết dơ khi đã để mất chủ quyền biển đảo… Vậy nên tốt nhất là hãy biết nhận lỗi với Tổ Quốc, nhận lỗi với dân tộc trước khi hô hào hay lu loa về sự thất bại thảm hại đó.
Nói gì đi chăng nữa thì những lời ngụy biện hôm nay của những kẻ đã thuộc chế độ VNCH cũng không thể trốn tránh, xí xóa trách nhiệm được. Vậy nên hy vọng tất cả chúng ta đều có cái nhìn khách quan về sự kiện lịch sử này, hãy biết chấp nhận nó và có cái nhìn đúng đắn hơn, hãy biết thừa nhận sự thật lịch sử, cho dù đó là một sự thất bại để lại hậu quả nặng nề.
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét