Từ chuyện người ngẫm đến ta...
Cập nhật:
Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Tiêu Điểm, Xã hội
Tác giả:
Nguyen Anh
Trong thời gian qua, tình hình bất ổn của Thái Lan và Camphuchia với hàng loạt cuộc biểu tình, bạo loạn chính trị đang cho thấy tình hình phức tạp ở Đông Nam Á. Những bất ổn chính trị này đã tác động không nhỏ đến các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…của hai quốc gia này. Hơn nữa, còn cho thấy khu vực Đông Nam Á ngày nay ngày càng trở thành vùng nhạy cảm về chính trị vì nhiều lý do khác nhau. Điều này cũng dễ hiểu khi cán cân quyền lực thế giới có sự thay đổi, khu vực Đông Nam Á trở thành khu vực tranh giành tầm ảnh hưởng chiến lược của các nước lớn trên thế giới.
Việt Nam là nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, những năm qua tình hình đất nước luôn ổn định, kinh tế phát triển, an ninh đảm bảo, thế và lực ngày càng lớn mạnh trên trường quốc tế. Về điều này thì ai trong chúng ta cũng thấy rõ. Sở dĩ đạt được những thành quả trên là nhờ sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Nhà nước, sự ủng hộ, đồng lòng của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Điều này khác hẳn với Thái Lan và Camphuchia khi mà ở hai đất nước này, các Đang phái chính trị tranh giành nhau ảnh hưởng, niềm tin của nhân dân bị sa sút, bang quang, lo ngại.
Bên cạnh đó, những bất ổn chính trị này đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Thái Lan và Camphuchia. Theo điều tra mới nhất của Đảng cầm quyền "Vì người Thái" cho biết cuộc biểu tình hơn hai tháng nay đã làm kinh tế thất thoát hơn 70 tỉ baht (hơn 2,1 tỉ USD, tương đương gần 44.299 tỉ đồng VN). Thiệt hại về kinh tế cho một tuần biểu tình tới sẽ là 20 tỉ baht (603,6 triệu USD, tương đương 12.656 tỉ đồng VN). Còn ở Camphuchia, với một nền kinh tế nghèo thì rõ ràng sự bất ổn này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Trong khi đó, với sự ổn định về chính trị, năm qua tốc độ tăng trưởng của Việt Nam luôn ở mức ổn định, năm sau cao hơn năm trước.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm ở đây đó là nhìn lại tình hình bất ổn ở Thái Lan và Camphuchia vừa qua, chúng ta đều có dấu hiệu của những kẻ "cõng rắn cắn gà nhà" mà ôm mộng tưởng về "củ cà rốt" nhưng chưa nhìn rõ "cây gậy". Chắc chúng ta vẫn chưa quên sự kiện FULRO ở Tây Nguyên đầu những năm 2000, trùng với thời điểm chính quyền Tổng thống Bush đang khẩn trương thực hiện chiến lược "đòn phủ đầu". Chiêu bài "đòn phủ đầu"là tạo ra mâu thuẫn xung đột trong nước về chính trị hoặc "nhân quyền", "sắc tộc" để quân đội Mỹ trực tiếp nhảy vào mà phớt lờ hiến chương Liên hiệp quốc, với lý do "nhân quyền" cao hơn chủ quyền. Thời điểm đó, nếu không có sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, Nhà nước và sự đồng lòng, ủng hộ của nhân dân thì chắc hẳn tình hình ở Tây Nguyên sẽ trở nên cực kì phức tạp… Hay gần đây, các vụ như ở Giáo xứ Thái Hà; hi Phương, Nghi Lộc, Nghệ An…Đều cho thấy bàn tay can thiệp từ bên ngoài.
Tất cả các sự kiện trên cho thấy, rõ ràng bàn tay của các thế lực bên ngoài là hết sức nguy hiểm, chúng ta phải cảnh giác với các thế lực thù địch để làm thất bại các mưu đồ chống phá đối với nước ta, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
A.C
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét