Điều 258 Bộ luật hình sự có “vấn đề”???
Cập nhật:
Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Tiêu Điểm, Tin tức
Tác giả:
Nguyen Anh
Có phải Điều 258 Bộ luật hình sự (BLHS) có “vấn đề” như một số kẻ mộng du hay não nhũn loan tin ầm ĩ gần đây. Xin thưa làm gì có chuyện đó. BLHS năm 1999 đã có Điều 258. Đến lần sửa đổi năm 2009 về cơ bản điều luật này vẫn được giữ nguyên, điều đó chứng tỏ Điều 258 là cần thiết, hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân phải được coi là tội phạm. Chẳng qua bọn chúng chuyển hướng đả kịch mà thôi, mồm thối của bọn chúng chúng ta đều hiểu là vì sao rồi còn gì – do “ăn bẩn”, càng gào to thì càng được cho nhiều, thế thôi. Thời gian trước chẳng có lúc chúng cũng ầm ĩ lên đòi xóa bỏ Điều 88 hay Điều 79 BLHS là gì. Có một điều, mồm thì to vậy nhưng chúng hết như những con chó không được chủ huấn luyện kỹ, cứ sủa nhặng lên chứ có hiểu gì đâu. Bài viết này nhằm phân tích rõ, sự cần thiết, nội dung của điều luật và sự thật có liên quan.
Điều 258 BLHS quy định: “Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân:
1. Người nào lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự do hội họp, lập hội và các quyền tự do dân chủ khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.”
Đã có rất nhiều người cùng chúng tôi phản bác tuyên bố này |
1. Sự cần thiết phải xác định hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân là tội phạm
Quyền tự do dân chủ là quyền hợp pháp được quy định trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác (như quyển bầu cử, ứng cử, quyền khiếu tố, khiếu nại, quyền tự do hội họp, lập hội…). Về thực chất, BLHS chỉ qui định hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ quan, tổ chức hoặc đưa các tin thất thiệt gây tâm lí hoang mang lo lắng cho quần chúng nhân dân, gây mất đoàn kết, làm giảm uy tín của cán bộ nhà nước. Cần phải hiểu rõ đây là hành vi: sử dụng các quyền tự do, dân chủ hợp pháp vào hoạt động bất hợp pháp, gây nguy hiểm cho xã hội. Như vậy, qui định tại Điều 258 BLHS không hề trái với các qui định của Hiến pháp về đảm bảo quyền tự do dân chủ của công dân. Chỉ những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạmlợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân mới bị coi là tội phạm. Vì trên thực tế nhiều người đã lợi dụng qui định của pháp luật về quyền tự do dân chủ để gây hại cho người khác.
Hậu quả, tác hại do hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân gây ra là rất lớn, bao gồm cả về vật chất lẫn tinh thần. Về vật chất, hành vi phạm tội gây ra những thiệt hại trực tiếp và những thiệt hại gián tiếp do làm ảnh hưởng đến sự hoạt động bình thường và lợi ích bị xâm hại của cơ quan, tổ chức, công dân. Về mặt tinh thần hành vi phạm tội gây ra những ảnh hưởng, tác hại, hậu quả đối với danh dự, uy tín của tổ chức, công dân, tư tưởng, ý thức chính trị của quần chúng nhân dân và toàn xã hội. Xét từ góc độ này có thể thấy, hành vi phạm tội này đi ngược lại quyền, lợi ích hợp pháp (được pháp luật bảo vệ) của cơ quan, tổ chức và của công dân.
2. Biểu hiện của hành vi phạm tội trên thực tế
Để thực hiện hành vi phạm tội, chúng lợi dụng hững sơ hở, thiếu sót của các cơ quan, tổ chức hữu quan mà đối tượng phạm tội đã lợi dụng để hoạt động phạm tội hoặc là đối tượng tác động của hành vi lợi dụng tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan như: báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, Internet; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân; quản lý nhà nước về tôn giáo, văn hoá, thông tin, nghệ thuật... để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
Trên thực tế, hoạt động lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân rất đa dạng và thường được thực hiện bằng các hành vi sau:
- Lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do xuất bản để thu thập tài liệu, chụp ảnh, ghi âm, quay phim, viết bài, soạn thảo, in ấn, phát biểu, rao giảng, trả lời phỏng vấn, đăng bài, tán phát... các tài liệu có nội dung sai sự thật hoặc sự việc chưa được xác minh, chưa được phép công bố để viết bài, đưa tin nhằm vu cáo, xuyên tạc, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân, làm tổn hại đến uy tín, sự hoạt động bình thường và các lợi ích khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Lợi dụng quyền tự do khiếu nại, tố cáo để tố cáo sai sự thật, khiếu kiện trái pháp luật; lôi kéo, kích động, ép buộc, dụ dỗ, tụ tập đông người trái phép nhằm gây áp lực, tạo dư luận nhằm bôi nhọ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm hoặc mất uy tín của cán bộ nhà nước, làm cho quần chúng nhân dân hiểu sai chủ trương , đường lối, chính sách, của Đảng và Nhà nước, gây thiệt hại về vật chất cho cơ quan nhà nước, tổ chức, làm mất trật tự công cộng của cơ quan Nhà nước, tổ chức và công dân.
- Lợi dụng các quyền tự do lập hội, hội họp để lập ra các tổ chức, đảng phái, hội nhóm bất hợp pháp, không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về lập hội với mục đích chống chính quyền nhân dân; lôi kéo, kích động, tụ tập đông người để hội họp trái pháp luật nhằm tuyên truyền, thảo luận, phao tin đồn nhảm, phổ biến các thông tin có nội dung bịa đặt nhằm xâm hại đến trật tự, an toàn xã hội, lợi ích khác của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
- Lợi dụng các quyền tự do tín ngưỡng để lôi kéo tín đồ vào các hoạt động có mục đích xấu; xây dựng cơ sở thờ tự trái phép, gây mất an ninh trật tự; lợi dụng sinh hoạt, lễ nghi và lòng tin tôn giáo để rao giảng, truyền bá các luận điệu sai trái, xuyên tạc, vu cáo làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội và công dân...
Hoạt động phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân được thực hiện công khai như: tiến hành viết bài để phát tán; tiến hành tuyên truyền, rao giảng trước quần chúng giáo dân trong các buổi sinh hoạt tôn giáo...
3. Thủ đoạn của các đối tượng phạm tội
Chúng thường phủ nhận hành vi phạm tội, cho rằng mình không phạm tội, việc làm của mình là vì nước, vì dân với những lý do sau:
- Hành vi mà chúng thực hiện là những quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp và pháp luật Việt Nam thừa nhận và cho phép;
- Hoạt động của chúng là việc thực hiện quyền tự do dân chủ theo quy định của pháp luật quốc tế;
- Hoạt động của chúng vì mục đích tốt đẹp, đấu tranh cho dân chủ, tự do, bảo vệ quyền con người, đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng giúp cho Đảng, cho Nhà nước và nhân dân.
Rồi chúng lợi dụng tiện ích của mạng xã hội, của các phương tiện truyền thông để ra sức kêu gào, vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền. Một số đối tượng ở bên ngoài tiếp sức bằng cách vu cáo “chính quyền Cộng sản chuyên quyền, độc tài để người dân oán thán; độc tài không có dân chủ; trù dập những người bất đồng chính kiến...”
4. Nguyên nhân, mục đích phạm tội
Nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân thường do bức xúc vì quyền lợi cá nhân, gia đình không được quan tâm giải quyết thoả đáng; hay do lợi ích về vật chất, tinh thần.
Những sơ hở, thiếu sót của các cơ quan, tổ chức quản lý nhà nước trên các lĩnh vực có liên quan như: báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, Internet; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân; quản lý nhà nước về tôn giáo, văn hoá, thông tin, nghệ thuật... cũng là nguyên nhân, điều kiện thúc đẩy hành vi phạm tội.
Số đối tượng khác mặc dù không có bức xúc vì quyền lợi cá nhân, gia đình không được quan tâm giải quyết thoả đáng hay do lợi ích về vật chất, tinh thần cũng lao vào hà hơi, tiếp sức đồng phạm. Mục đích của bọn chúng không gì khác là muốn làm mất sự ổn định xã hội, làm cho các cơ quan tổ chức nhà nước không hoạt động bình thường được, làm cho nhân dân giảm niềm tin vào các tổ chức chính quyền nhân dân.
Đi kèm với những hành vi tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, nhiều đối tượng phạm tội được các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức phản động, cá nhân chống đối ủng hộ cả về vật chất lẫn tinh thân, vấn đề này chắc không cần phải nói thêm nữa.
*
* *
Từ những phân tích nêu trên đủ biết sự cần thiết và không thể bỏ qui định của Điều 258 BLHS. Bỏ qui định này đồng nghĩa với việc sẽ không có cơ sở pháp lý để điều chỉnh những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân (được pháp luật bảo vệ).
Nhìn lại “tuyên bố 258” đủ biết những con chó to mồm sủa mục đích cũng chỉ vì miếng ăn mà thôi, chứ có hiểu biết gì về pháp luật. Một vài con khác với mác luật sư, tiến sĩ cũng hiểu đấy nhưng lại cố tình vi phạm, cuối cùng cũng vì chủ chứ vì nhân dân, đất nước cái nỗi gì.
Với những con chó chỉ biết sủa khi chủ huých ra hiệu này thì không việc gì phải nể nang chúng cả, cứ ngay mõm mà phang đảm bảo im hết, nếu không chúng sẽ cắn càn đó anh em.
Trần Công Trọng
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét