Buồn thay cho Báo Bắp Cải - BBC
Cập nhật:
Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013
Hiện có:
0 bình luận
Tag:
Tiêu Điểm, Xã hội
Tác giả:
Nguyen Anh
Thỉnh thoảng mình cũng vào cái BBC xem nó có khá khẩm hơn hay không. Hôm nay, vào đọc vài bài mà thấy buồn ghê gớm cho cái báo bắp cải này. Vẫn cái nhìn phiến diện, mục đích đen tối. Tựu chung lại là 50% đăng lại tin của các báo khác, còn lại là 50% các bài BBC. Trong số 50% còn lại ấy thì toàn là phê phán, chỉ trích chính quyền; kích động nhân dân chống Đảng, Nhà nước... không hơn, không kém.
Báo bắp cải BBC |
Nhưng đó không phải là điều làm tôi buồn, vì từ trước đến giờ vẫn biết BBC thực ra cũng chỉ là cái loa cho kẻ khác mà thôi. Điều đáng buồn ở đây là mang tiếng một báo mà thông tin đăng tải chẳng có tí nào đáng tin cậy, dựa vào quan điểm của vài cá nhân rồi qui chụp. Và đây cũng là biệt tài của BBC.
Vào BBC sẽ thấy đập vào mắt là những dẫn chứng không có tính thuyết phục, chung chung và vô cùng trừu tượng. Chẳng hạn như: "Một số ý kiến từ giới quan sát từ trước cũng nói với BBC về việc"; "Một vị cựu quan chức trong chính quyền Việt Nam nói"; "một cựu đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam cho hay"...
Một dạng khác là BBC cho trích lời của vài cá nhân, kiểu như: "Blogger, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo cho rằng"; "theo TS Lê Đăng Doanh"; "theo GS Nguyễn Mạnh Hùng"...
Yếu kém về các dẫn chứng đưa ra, nhưng BBC thực sự có tài trong việc bịa đặt thông tin. Thông tin bịa đặt của BBC cũng có những điểm riêng không giống ai. Chủ yếu BBC bịa đặt các thông tin dạng "thâm cung bí sử", ít người có được. Chẳng hạn BBC bịa ra cái chuyện "Dưới thời Tổng bí thư Đỗ Mười, có những câu chuyện làm nhân sự nghe cứ như giai thoại: Trước Đại hội VIII (1996), ông Đỗ Mười cho gọi một vị phó thủ tướng tới bảo: "Kỳ này tôi nghỉ anh thấy sao?". Vị phó thủ tướng, vốn là một trí thức lịch lãm, chân thành hỏi lại: "Ai sẽ thay anh?". Kết quả, ông bị loại ra khỏi danh sách tái cử. Ông Đỗ Mười lại cho mời một nhà lý luận bảo thủ tới và khi ông vừa dứt lời thì nhà lý luận này liền đập tay xuống bàn: "Trời ơi, đất nước đang như thế này anh nghỉ làm sao được". Kết quả, nhà lý luận giữ được ghế ủy viên Bộ chính trị". Tôi trích ra cái đoạn này không phải muốn cổ xúy cho hoạt động của BBC mà mình đang phê phán người ta thì cũng cần có dẫn chứng cụ thể chứ.
Hết chuyện bịa đặt, BBC lại chuyển sang các nhận định xem qua là biết ai đứng đằng sau chỉ đạo. Kiểu như: "Việt Nam là một quốc gia độc tài"; "Đảng Cộng sản đã choán toàn bộ không gian xã hội của người dân"; "trong vòng kiềm toả của chế độ độc tài, mọi hoạt động của những nhà đấu tranh cho dân chủ đều "underground""; "Một nhà quan sát chính trị ở trong nước nhận xét Hội nghị Trung ương của Đảng Cộng sản vừa kết thúc không nhìn thẳng vào "khủng hoảng toàn diện" ở Việt Nam hiện nay"... Các bạn hoàn toàn có thể kiểm chứng những gì tôi viết ra.
Đến đây đủ thấy BBC đích thực là công cụ cho các thế lực chống phá Việt Nam. Mục tiêu của chúng là muốn xã hội Việt Nam trở nên rối ren rồi "thừa nước đục thả câu". Để đạt được mục tiêu đó thì BBC sẵn sàng bất chấp sự thật, che đậy sự thật, chìa ra toàn những nhố nhăng.
Hoạt động tích cực là vậy nhưng xem ra người dân cũng chẳng thèm tin, thèm đọc. BBC chẳng qua cũng chỉ là nơi tập hợp một đám "rận chủ" ngồi chém gió, bốc phét với nhau không hơn, không kém.
Trần Công Trọng
Bình luận trên Facebook 0 nhận xét